Dấu ấn Hàm Nghi

Thứ bảy - 19/11/2005 20:00
“Tuy chỉ tồn tại chỉ với 20 năm, từ năm 1955 đến năm 1975, nhưng trường Hàm Nghi đã gây được dấu ấn sâu sắc, thầy và trò. Hàm Nghi là một thành công của Huế…”. Giáo sư Tiến Sĩ Dương Thiệu Tống đã nói như thế khi đề cập đến Trường Hàm Nghi lúc các học trò cũ đến thăm vào dịp sinh nhật thứ 82 của thầy.
“Tuy chỉ tồn tại chỉ với 20 năm, từ năm 1955 đến năm 1975, nhưng trường Hàm Nghi đã gây được dấu ấn sâu sắc, thầy và trò. Hàm Nghi là một thành công của Huế…”. Giáo sư Tiến Sĩ Dương Thiệu Tống đã nói như thế khi đề cập đến Trường Hàm Nghi lúc các học trò cũ đến thăm vào dịp sinh nhật thứ 82 của thầy.

“Hàm Nghi yêu dấu” xin trích đăng lại các bài báo gần đây nhất mà các nhân vật chính trong đó là cựu học sinh Hàm Nghi , chúng tôi tạm gọi là dấu ấn tiêu biểu.

Dấu ấn Đồng bằng sông Cửu Long:

Dầu ông Thiên

 

TT – Mỗi năm ĐBSCL thải ra hơn 30.000 tấn mỡ cá tra, cá ba sa. Tuy mỡ cá được tận dụng bán cho cơ sở sản xuất mỡ bôi trơn, thức ăn chăn nuôi nhưng đầu ra, giá cả còn khá bấp bênh nên lắm khi dư thừa gây ô nhiễm.

Nhưng từ mỡ cá, ông Hồ Xuân Thiên, Công ty Agifish (An Giang), đã nghiên cứu sản xuất thành công dầu biodiesel – một dạng dầu diesel sạch, giá thành chỉ 6.500đồng/lít.

Trên thế giới, từ lâu dầu thực vật đã được chế biến thành dầu chạy động cơ gọi là biodiesel (BD). Nó vẫn được pha vào nhiên liệu diesel sử dụng cho động cơ xe hơi. “Mỡ cá tra, ba sa cũng là dạng lipid có lẽ... cũng sản xuất ra dầu BD được!”, nghĩ vậy nên ông Thiên bắt tay vào nghiên cứu.

Nhưng thực tế muốn có sản phẩm BD đồng nhất đạt các chỉ tiêu lý hóa để sử dụng cho động cơ thì... không hề đơn giản, đòi hỏi một qui trình sản xuất với các công đoạn, phương pháp tinh luyện thích hợp. Ngày đêm ông miệt mài tìm tòi thử nghiệm.

Qua hàng loạt thử nghiệm, ông cũng tìm được những thông số về kỹ thuật, điều kiện, chất xúc tác cho từng phản ứng lý hóa ở mỗi công đoạn tinh luyện, rồi từ đó từng bước hoàn thiện qui trình.

Tuy thu được dầu BD nhưng loại dầu ấy chưa thể sử dụng bởi còn lẫn glycerin, một số thành phần như nước, nguyên liệu đưa vào, các muối tạo ra sau phản ứng hóa học và các thành phần chưa tham gia phản ứng. Làm thế nào để tách riêng chúng, để thu được glycerin nhằm giảm giá thành sản xuất trong khi điều kiện phương tiện, trang thiết bị hầu như không có?

…Qui trình sản xuất dần được hoàn thiện thêm và thay đổi vài chất xúc tác, chất tham gia phản ứng cho phù hợp. Mẫu dầu đem thử nghiệm ở Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam) cho kết quả: đạt 7/9 chỉ tiêu với nhiều chỉ tiêu đạt gần như tối ưu.

Riêng hai chỉ tiêu về độ nhớt động học ở 40OC và hàm lượng cặn carbon của 10% cặn chưng cất chỉ số vẫn còn cao. Ông Thiên cùng các kỹ sư trẻ lại lao vào nghiên cứu. Kết quả thử nghiệm sau đó đều đạt! Cuối cùng tất cả đều cho sản phẩm dầu BD đạt các tiêu chuẩn qui định.

Sản phẩm đưa ra sử dụng, ai nấy đều khen dầu ông Thiên có màu vàng như... dầu ăn, không có mùi hôi và khi sử dụng máy nổ giòn tan, không khói.

…Đánh giá về thành công này, GSTS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Trường ĐH An Giang, nói: “Trên thế giới hiện có khuynh hướng tìm nguồn nhiên liệu sinh học thay thế sản phẩm từ dầu mỏ vốn gây ô nhiễm và có khả năng sẽ thiếu hụt trong tương lai. Sản xuất dầu BD là hướng ưu tiên, nhiều nước đang nghiên cứu, sử dụng. Ngoài việc có loại nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường, giá rẻ thì việc sản xuất thành công, sử dụng dầu BD từ mỡ cá sẽ khắc phục tình trạng ô nhiễm, đặc biệt góp phần nâng giá trị cho con cá tra, ba sa”.

(Bài và ảnh Đức Vịnh)

Dấu ấn Hoa K ỳ.

Dấu ấn Hàm Nghi không những chỉ ở trong nước mà còn ảnh hưởng đến cả nước Mỹ năm 2006.

 

Kỹ sư Đinh Trường Hân:

Đặng Ngọc Khoa TT.13/11/2006.

 

Một kỹ sư gốc Việt đoạt giải môi sinh của Nhà Trắøng, là 1 trong 50 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất tại Mỹ trong năm 2006.

 

 

 

Kỹ sư Đinh Trường Hân, 49 tuổi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất vừa được tạp chí Public Works ra ngày 10.11 bình chọn là 1 trong 50 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất tại Mỹ trong năm 2006.

Public Works là tạp chí lâu đời, trên 100 năm tại Mỹ. Hằng năm, tạp chí này tổ chức bình chọn 50 người hoặc tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất tại Hoa Kỳ để trao giải Trendsetters. Năm nay, kỹ sư Đinh Trường Hân, người vừa được Tổng thống Bush trao tặng giải nhất về môi sinh năm 2006, là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được bầu vào danh sách này. Trong số 50 cá nhân và tổ chức nhận giải, có những tên tuổi như Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush, cựu Phó tổng thống Al Gore,… và kỹ sư Đinh Trường Hân. Giải thưởng Trendsetters (tạm dịch Người mở đường) của Public Works Magazine tương tự giải Person of the Year (Nhân vật trong năm) của Time Magazine.

Đinh Trường Hân là cựu học sinh Trường trung học Hàm Nghi (Huế). Tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ Trường ĐH Kỹ thuật Phú Thọ năm 1974. Năm 1982, anh tốt nghiệp cao học về cơ khí tại học đường Wisconsin ở thành phố Madison. Ngay khi ra trường, anh được hãng xe hơi General Motors tuyển về làm việc tại tiểu bang Michigan, chuyên nghiên cứu về động cơ và hộp số. Đến 1988, anh chuyển sang làm việc tại Bưu điện Hoa Kỳ cho đến nay. Vừa làm vừa học, năm 1997 anh tốt nghiệp bằng khoa học gia ứng dụng tại ĐH George Washington, Hoa Kỳ.

Chức vụ hiện thời của kỹ sư Đinh Trường Hân là Giám đốc nghiên cứu và triển khai các chương trình kỹ thuật xe hơi của Bưu điện Hoa Kỳ. Trong vị trí này, anh trông coi tất cả hoạt động kỹ thuật về xe hơi cho ngành bưu điện lớn nhất thế giới và là "chủ nhân" của trên 200.000 chiếc xe hơi. Anh cũng chịu trách nhiệm đối với ngân sách hằng năm về xe hơi của Bưu điện Hoa Kỳ, khoảng trên 150 triệu đôla một năm. Chức vụ thứ nhì của anh là Chủ tịch Hội đồng cố vấn về xe hơi cho Tổng cục Bưu điện Thế giới và chức vụ thứ ba là Ủy viên Ban cố vấn của Nhà Trắng về xe hơi chạy bằng khí Hydro (Fuel cell vehicles). Trong những vai trò trên, kỹ sư Đinh Trường Hân đã tham gia chương trình nghiên cứu xe hơi "lai giống" (Hybrid electric vehicles), bằng điện, khí đốt (gas), bằng bình ắc quy và bằng dầu thực vật. Các chuyên đề về năng lượng thay thế này được Tổng thống Bush và Chính phủ Hoa Kỳ dành rất nhiều sự quan tâm và cho triển khai thử nghiệm ở rất nhiều nơi trên nước Mỹ.

Với nghiên cứu chuyển xe sử dụng xăng sang sử dụng khí đốt, kỹ sư Đinh Trường Hân và các cộng sự của mình đã làm việc với nhiều hãng ô tô, chuyển đổi một số bộ phận của động cơ xe hơi, để từ tiêu thụ xăng có thể chuyển sang tiêu thụ gas (khí đốt) chỉ bằng một nút bấm công tắc. Đến giữa năm 2006, đã có rất nhiều xe phục vụ trong ngành bưu điện được chuyển sang dùng nhiên liệu này. Xét về mặt hiệu quả, giá cả của khí đốt chỉ tương đương 60% - 70% giá xăng, đồng thời, so với xăng khí thải từ khí đốt giảm thiểu rất nhiều. Thành công này đã khiến những chiếc xe sử dụng khí đốt tiết kiệm được đến 50% chi phí so với xe sử dụng xăng thông thường.

               Bằng chứng nhận Giải thưởng Quản trị Môi trường

                              do Tổng thống George W.Bush ký

Anh cũng thành công với dự án hợp tác giữa ngành bưu ??iện và Bộ Năng lượng Mỹ nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của dầu thực vật khi dùng để chạy xe hơi. Triển khai dự án, kỹ sư Đinh Trường Hân và các cộng sự đã miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm trong vòng ba năm liên tục, bắt đầu từ năm 2002 với tỷ lệ 20% dầu thực vật và 80% dầu diesel. Nếu như năm 2002, khi mới bắt đầu dự án, mỗi năm ngành bưu điện Hoa Kỳ mới sử dụng vài trăm nghìn ga-lông dầu thực vật thì gần đây, con số này đã tăng lên tới trên 1 triệu ga-lông được dùng tại Miami, Florida. Sau ba năm ứng dụng, kỹ sư Đinh Trường Hân đã cho tiến hành nghiệm thu, tháo từng bộ phận những chiếc xe dùng nhiên liệu pha trộn nói trên thành từng cơ phận nhỏ để đánh giá và nghiên cứu ảnh hưởng của dầu thực vật lên chúng và đối chiếu, so sánh với những cơ phận khác không sử dụng dầu thực vật. Kết quả thu được rất khả quan và đặc biệt có ý nghĩa khi dầu thực vật là nguồn năng lượng dồi dào, có thể tái tạo, trong khi đó, nguồn dầu mỏ, chủ yếu do các quốc gia Trung Đông cung cấp đang dần bị cạn kiệt. Công trình nghiên cứu của anh đã được trình bày ở nhiều đại hội về năng lượng và được Hiệp hội Kỹ sư Hoa Kỳ và quốc tế xuất bản thành sách.

Với những nghiên cứu về năng lượng tái tạo, anh mơ ước một ngày nào đó sẽ góp phần giúp nhân loại thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ và để giảm thiểu tối đa nạn ô nhiễm môi sinh.

Đ.N.

 

Dấu ấn ở vùng sâu vùng xa

Một cựu học sinh Hàm Nghi nữa cũng đã gây được dấùu ấn mạnh mẽ: dấùu ấùn của những vùng sâu vùng xa.

Từ khi nắm đượïc vị trí chủ động điềøu hành bệnh viện anh đã thực hiện các cuộc khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho dân nghèo thành thị nhất là vùng Chôï Lớn, Bình Chánh… “Tiếng lành đồøn xa”, ngườøi hảo tâm ủng hộ thuốc men ngày một thêm lên và nhất là tấm lòng của tập thể y, bác sĩ và nhân viên của bệnh viện hưởng ứng tích cực, bàn tay anh vươn xa hơn. Từ Long An, Mộc Hoá cho đếùn Sóc Trăng, Năm Căn, Cà Mâu… đều có bước chân của anh em bệnh viện. Không chỉ dừng lại ở vùng đồøng bằng sông nước mà anh còn ra tới các tỉnh miền trung Quảng Nam, Quảng Ngãi và leân tận vùng nuùi rừng cao nguyên Di Linh, Dak Nông, Ban Mê Thuộc, Pleiku…

Cuối tháng 5/2006 bệnh viện đã thực hiện chuyếùn khám bệnh từ thiện thứ 164 tại Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị. Nhân dịp này anh em cựu hoc sinh Hàm Nghi cũng tháp tùng anh vềø trườøng PTCS Hàm Nghi khám bệnh và phát thuốc cho phụ huynh và dân nghèo vùng Tây lộc và phụ cận.

Thừa Thiên Huế khúc ruột miền trung, quê hương yêu dấu của Hàm Nghi, hết lụt tới bảo không năm nào ngơi. Đoàn xe cứu trợ trận lụt 1999 đã về đến Huế lúc 9 giờ đêm. Xe chất đầy gạo. Mọi người đã mệt mỏi, kể cả các bạn thanh niên, sau một ngày tất bật trợ giúp bà con trong vùng lụt. Bỗng một chiếc đầøu bạc đội bao gạo từ xe vào kho tạm. Mọi người nhìn theo, cơn mệt mỏi tan biến, không để cho chiếc đầu bạc đội gạo nữa, mỗi người một tay chẳng mấy chốc gạo đã nằm gọn trong kho chờ tiếp sức cho bà con vùng lụt. Người ta nhận ra chiếc đầu bạc đó là Nguyễn Quang Tích một cựu học sinh Hàm Nghi từ những năm đầu của thập niên 60. Sau này qua bao thăng trầm anh đã mang tên khác, còn mấy ai nhớ đến cái tên ngày xưa ấy của anh. Anh ít nói làm nhiều. Bài viết “Ý kiến bạn đọc” đăng trên báo Nhân Dân ngày 24-7-01 (tác giả Hồng Quân) tiếp theo là thỉnh nguyện thư của CHS trung học Hàm Nghi Huế ở Sai gon (15-8-2003 do các anh Pham Văn Lâm, Lê Hành và Nguyễn Văn Đức ký).

Trường trung học Hàm Nghi.

Ông Nguyễn Việt Thành, quê ở An Giang, gặp anh: “dân quê tôi còn nhiều khó khăn, họ mong gặp anh và các y bác sĩ của bệnh viện lắm”. Lại trăn trở, vận động và cuối cùng anh tổ chức được chuyến khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sau vùng xa sát với biên giới Campuchia.

Còn nữa

 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu trường THCS Hàm Nghi

Huế vốn là kinh đô xưa và là Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế - Xã hội của đất nước. Nhắc đến Huế là nói đến vẻ trầm mặc cổ xưa của đền đài lăng tẩm, cung điện với bao đời vua chúa, với bao lẻ thăng trầm thịnh suy... Trong số những 9 vị Chúa và 13 vị Vua đời nhà Nguyễn có ai không biết...

HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Logo Họ Nguyễn
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Họ Nguyễn
Thăm dò ý kiến

Ban biết gì và lịch sử Trường Hàm Nghi Huế?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi