Giới thiệu trường THCS Hàm Nghi

Huế vốn là kinh đô xưa và là Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế - Xã hội của đất nước. Nhắc đến Huế là nói đến vẻ trầm mặc cổ xưa của đền đài lăng tẩm, cung điện với bao đời vua chúa, với bao lẻ thăng trầm thịnh suy.
cong truong ham nghi thcs

Huế vốn là kinh đô xưa và là Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế - Xã hội của đất nước. Nhắc đến Huế là nói đến vẻ trầm mặc cổ xưa của đền đài lăng tẩm, cung điện với bao đời vua chúa, với bao lẻ thăng trầm thịnh suy... Trong số những 9 vị Chúa và 13 vị Vua đời nhà Nguyễn có ai không biết đến hoặc không thầm xúc động mỗi khi nhắc đến vị vua của phong trào Cần Vương? Quả thật, cái tên Hàm Nghi đã trở thành một biểu tượng cho lòng yêu nước bất khuất và quả cảm của đất và con người xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung. Nhớ đến và trân trọng vị vua ấy,lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Huế vừa qua đã cấp phép xây dựng lại hình ảnh của một mái trường xưa mang tên Hàm Nghi vốn có từ năm 1955, nhưng sau đó ngừng hoạt động trong một thời gian dài 30 năm, đến nay lại được mở cửa

   Ngôi trường một thời.

HUYHIEU20TL     Tại Huế xưa, các Trường Trung học chủ yếu được xây dựng ở hữu ngạn sông Hương như Quốc học, Đồng Khánh, Thiên Hựu... Và đến năm 1955, Trường Trung học Hàm Nghi được thành lập ban đầu có tên là Trường Trung học Thành Nội, cơ sở giảng dạy được đặt tại Bộ học (cũ) nay là Cty sách & Thiết bị Trường học Hàn Thuyên. Niên khóa từ năm 1955-1956 trường có 4 lớp đệ nhất và 1 lớp đệ lục, (lớp 6 và 7 bây giờ) năm 1957 trường được dời về Trường Quốc Tử Giám của triều Nguyễn và đổi tên là Trường Trung học Hàm Nghi (Quốc Tử Giám ban đầu được triều đình nhà Nguyễn xây dựng tại làng An Ninh thượng, sát bờ Bắc sông Hương, đến năm 1908 Vua Duy Tân di dời về khu đất phía đông Hoàng Thành), năm 1961-1962 trường có đủ 20 lớp từ đệ nhất đến đệ tứ (lớp 6 đến lớp 9) với 1.200 học sinh, sang 1964-1965 trường bắt đầu có thêm các lớp đệ nhị cấp, niên khóa 1966-1967 trường hoàn chỉnh các lớp 6 đến 12 gồm 29 lớp (20 lớp đệ nhất cấp và 9 lớp đệ nhị cấp), đến năm 1973-1975 trường có mở thêm các lớp ban đêm cho các tráng niên.. 

     Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trường Trung học Hàm Nghi đã góp tên mình vào hệ thống các trường có ý nghĩa lịch sử trên đất Cố đô Huế. Nhà báo lão thành Trần Bạch Đằng đã nhận định: "... Trường Trung học Hàm Nghi vốn đã được thành lập và hoạt động từ lâu ở Cố đô Huế - nơi đào tạo nhiều học sinh giỏi có nhân cách đóng góp đáng trân trọng vào bức tranh văn hóa và tinh thần cho nơi vốn là Trung tâm Quốc gia trong thời gian dài. Trường còn đóng góp rộng hơn, không ít học sinh Trường TH Hàm Nghi tham gia tích cực hoặc trực tiếp kháng chiến chống xâm lược từ mùa thu Ất Dậu 1945 hoặc đứng trong hàng ngũ chống cường quyền, chống đế quốc, sát cánh cùng đồng bào Huế và đồng bào miền Nam lúc vận nước hiểm nghèo. Có người là cán bộ, có người là nhà khoa học, có người là nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc..."

     Trải qua 20 năm tồn tại Trường Trung học Hàm Nghi đã vươn lên dẫn đầu bảng về chất lượng học tập và để lại nhiều dấu ấn trong ký ức của bao lớp học trò đất cố đô. Nhiều người đã thành tài và có nhiều đóng góp cho đất nước. Trong đó có thể kể tên một số thầy giáo nổi tiếng như: Nhà thơ - liệt sĩ Ngô Kha; GS-TS Dương Thiệu Tống; Nhạc sĩ Ngô Văn Giảng (Thông Đạt) tác giả của các bài hát: "Ai về sông Tương", "Từ Đàm quê hương tôi"; Nhạc sĩ Vĩnh Khôi, giáo viên ngoại ngữ Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng, tác giả các bài hát về Huế như: "Huế mù sương", "Cơn mê chiều"... Một số cựu học sinh Hàm Nghi có thể kể tên như: TS-BS Lê Hành - Phụ trách khoa phẩu thuật thẩm mỹ BV Chợ Rẫy; BS Lê Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y TP HCM; BS Hoàng Trọng Tấn - khoa nhi bệnh viện Trung ương Huế; BS Phan Tiêu Thu, BS Phan Quý Nam - Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM; Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - Giám đốc Sở Văn hóa- thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế; Thạc sĩ Hồ Đăng Vang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế; PGS-TS Nguyễn Hoàng - Trưởng Ban tuyển sinh - Đào tạo Đại học Huế; Tiến sĩ Trần Đạo Dõng - Trưởng phòng đối ngoại Trường Đại học sư phạm Huế; Nhà giáo ưu tú Lê Văn Lâm nguyên Hiệu trưởng Trường Nguyễn Tri Phương Huế; Nhà báo Hoàng Hữu Quyết - Trưởng Văn phòng đại diện Báo Gia Đình & Xã Hội tại miền Trung; nhà giáo ưu tú Lê Hoành Phò - Giáo viên toán Trường chuyên Lê Quý Đôn TP Đà Nẵng; Tiến sĩ Trần Quang Hải - Hiệu phó Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng...

     Sau khi Trường Trung học Hàm Nghi giải thể (năm 1975) những thế hệ thầy giáo và học trò cũ của trường đã vào Nam ra Bắc tứ tán khắp nơi, một số người vẫn ở lại Huế và khá thành đạt trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. Cứ mỗi năm, dù ở phương nào họ cũng tổ chức một buổi gặp mặt để ôn lại ký ức xưa cũ đầy mơ mộng và tưởng nhớ về trường cũ thầy xưa. Từ Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn hay xa tận Mỹ, Úc, Paris... họ cũng tìm cách gặp mặt trò chuyện về Huế về trường xưa...

       Trường Hàm Nghi hôm nay

     Và từ niềm mong mỏi, mạnh dạn đề xuất đó, Trường THCS Hàm Nghi kể từ ngày 14/07/2005 đã được Chủ tịch UBND Thành Phố Huế ký quyết định thành lập và công nhận là đơn vị giáo dục cơ sở của bậc trung học, thuộc loại hình công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân chịu sự quản lý của Nhà nước, UBND phường Tây Lộc... Với nguồn vốn đầu tư 900 triệu, ngôi trường mới đã được sửa chữa, nâng cấp lại khang trang từ Trường Trung cấp Chính trị Nguyễn Chí Thanh. Hiệu trưởng của trường là ông Nguyễn Minh Quan cũng là cựu học sinh Trường Trung học Hàm Nghi (niên học 1967-1974). Trường có một đội ngũ giáo viên khá "cứng", với 30 biên chế được Phòng giáo dục TP Huế điều chuyển từ các trường đạt chuẩn trong thành phố về tham gia giảng dạy. Năm học 2005-2006, trường tuyển sinh 14 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) với tổng số 520 học sinh. 

     Tiền sảnh của ngôi trường, giữa hai gốc cây bồ đề lâu năm tròn xoe tán là tượng vua Hàm Nghi bằng đồng pha thành đen do CHS Hàm Nghi tại Sài Gòn gởi tặng (PGS TS BS Lê Hành thực hiện). Mục tiêu giáo dục và giảng dạy của nhà trường là: Giữ vững và phát triển truyền thống hiếu học của trường trung học Hàm Nghi ngày ấy, trở thành một học hiệu trong nền giáo dục của địa phương và thành phố.
     Trường THCS Hàm Nghi ra đời lần thứ 2, có thể nói đã đáp ứng được niềm mong đợi cũng như tâm tư, tình cảm của nhiều tầng lớp người, qua 30 năm chờ đợi, đặc biệt là những ai đã từng sống và gắn bó với ngôi trường lắm kỉ niệm này, và cả cho những người dân của đất Cố đô Huế. Một ngôi trường mới hồi sinh theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trên địa bàn phường Tây Lộc sẽ đánh dấu sự đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Từ Websiate http://thcs-hnghi.tphue.thuathienhue.edu.vn/gioi-thieu

Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
Logo Họ Nguyễn
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Họ Nguyễn
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay2,608
  • Tháng hiện tại85,472
  • Tổng lượt truy cập217,607
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi