Chuyện ở quê nhà

Thứ tư - 19/10/2005 21:00
Tôi xa quê đã mười năm mà chưa một lần về thăm. Mười năm qua, cứ vào đầu tháng chạp, bất kể trời tạnh ráo hay mưa sa, bất kể tuổi ngày một cao, sức khỏe ngày một xuống, mẹ tôi vượt sáu, bảy trăm cây số vào thành phố thăm con cháu. Nhìn mẹ khệ nệ tay xách nách mang, tôi cảm động muốn rơi nứơc mắt. Mẹ mang những sản vật quê hương mà tôi ưa thích cùng những tin tức sốt dẻo về bà con làng xóm. Mớ ký ức về quê hương ngày một hao mòn trong tôi được bồi đắp trở lại. Mẹ ở chơi khoảng mười ngày rồi dứt khoát đòi về. Mẹ phải có mặt ở nhà để đón Ba về ăn Tết.

 

Tôi xa quê đã mười năm mà chưa một lần về thăm. Mười năm qua, cứ vào đầu tháng chạp, bất kể trời tạnh ráo hay mưa sa, bất kể tuổi ngày một cao, sức khỏe ngày một xuống, mẹ tôi vượt sáu, bảy trăm cây số vào thành phố thăm con cháu. Nhìn mẹ khệ nệ tay xách nách mang, tôi cảm động muốn rơi nứơc mắt. Mẹ mang những sản vật quê hương mà tôi ưa thích cùng những tin tức sốt dẻo về bà con làng xóm. Mớ ký ức về quê hương ngày một hao mòn trong tôi được bồi đắp trở lại. Mẹ ở chơi khoảng mười ngày rồi dứt khoát đòi về. Mẹ phải có mặt ở nhà để đón Ba về ăn Tết.

Năm nay, trong không khí se lạnh của những ngày đầu tháng chạp, tôi nao nao nhớ mẹ, nhớ quê. Cái nắng miền Nam tươi rói vẫn chưa sấy khô hết cái lạnh ẩm ướt ở đáy lòng tôi. Mẹ không vào đúng kỳ như mấy năm trước, thế là lòng tôi ray rứt cái lạnh, cái nhớ. Hai đứa con tôi cũng nao nao trông chờ như tôi. “Nội kể chuyện hay mà vui ghê vậy đó. Con nhớ nội, nhớ cây mận đỏ trái phinh phính như má em bé …”, bé Út thỏ thẻ bên tôi. Cây mận đỏ nội trồng lớn lên trong tưởng tượng của con. Con tôi đang nhớ nội và cây mận đỏ. Mấy hôm nay, ở chợ về, vợ tôi mua sắm thức ăn nhiều hơn thường ngày. Ngồi vào mâm cơm, bữa cơm tối sum họp sau một ngày tất bật, vợ chồng con cái tôi đang cảm thấy thiếu vắng một người mà đáng ra giờ này phải có mặt …

Tôi lớn lên ở làng quê, một làng quê thật nghèo, mùa hè cát trắng bỏng chân, mùa mưa mưa dầm thúi đất. Nhà tôi đủ ăn nhờ có sào vườn, vài sào ruộng và sự cần cù chịu khó của mẹ. Cha mất sớm nhưng anh em tôi vẫn được đến trường. Tôi học Tiểu học ở quê, học Trung học ở huyện nhưng tuần nào tôi cũng về quê, hè nào tôi cũng ở quê suốt ba tháng. Xó xỉnh, ngóc ngách nào ở quê tôi cũng biết. Về con người ở quê, tôi biết gần như tường tận đến ba lớp tuổi. Đồng trang lứa hoặïêc lớn hơn trên dưới chục tuổi, tôi nắm trong lòng bàn tay. Lớp lớn tuổi, tôi tìm hiểu qua mẹ và hóng chuyện người lớn. Với những ngừơi có biệt danh, đương nhiên hình ảnh va økỳ tích của họ khó phai mờ trong tôi. Hồi mới xa quê, tôi từng nằm hàng giờ để đọc “địa dư chí, nhân vật chí” quê tôi trong ký ức. Nhưng thời gian sống trong ký ức như thế ngày một ít ỏi dần đi.

Chiều nay mẹ tôi đã vào. Chỉ sau một năm gặp lại mà mẹ già đi nhanh quá. Tóc bạc phơ. Da sậm lại, nhăn nheo. Bước xuống xích lô, vừa chuyển mấy thứ sản vật, quà bánh lỉnh kỉnh cho hai đứa cháu, mẹ vừa nói : Mấy đứa trông nội lắm phải không? Hôm định đi, lại có việc, phải đình… để rồi nội kể cho nghe.

Hai đứa con gái tôi xách đồ đạc đi cặp kè bên nội, tranh nhau nói: Nội đi đường mệt lắm hả nội? Khỏe rồi, nội phải kể chuyện ở quê đó… Cháu nhớ quá trời…

Thế là sau bữa cơm tối thật vui vẻ, cả nhà tôi ngồi quanh chiếc bàn tròn vừa dọn sạch mâm bát, ăn tráng miệng, uống nước và nghe mẹ kể chuyện quê nhà. Mẹ uống một ngụm nước trà rồi bắt đầu nói:

-     Năm nay ngoài mình lạnh hung. Lớp già chết nhiều. Lớp cùng tuổi má cũng lắm người chết. Má vào chậm… là vậy… Nhưng khoan đã, nội kể chuyện vui cho nghe cái đã…

Hai đứa con tôi kéo ghế nhích tới sát nội. Mẹ hỏi:

        -  Vợ chồng thằng Ba còn nhớ chú Hai Tiết không? 

Bé Thúy nhanh nhẩu:

-     Ông Hai Tiết kiệm phải không nội? Ông tiết kiệm trời sợ mà nghèo nhất làng. Nhà ông hẹp vừa đủ kê cái giường, cái giường hẹp vừa đủ nằm một người… một cái chén, một đôi đũa, một cái nồi nấu cơm nhỏ xíu đủ nấu cho một người ăn ít… Nội thấy cháu nhớ giỏi không?

-     Giỏi hung! Tiết kiệm nấu cơm để ăn cơm chực, tiết kiệm lấy vợ… sợ tốn tiền… Vậy mà chú Hai Tiết cưới vợ rồi đó… Trời đất, vui hè, cả làng vui như Tết…

Mẹ cười, vợ chồng con cái tôi cũng cười thỏa thích. Tôi hỏi :

-     E chú Hai cũng ngoài năm mươi rồi chứ gì? Giai nhân nào lay chuyển được chú Hai vậy má?

-     Chú xấp xỉ sáu mươi! Chú lấy ai, con biết không? Bà Năm Ích đấy.

-     Bà Năm Ích, bà Năm Ích… Tôi lẩm bẩm, cố moi óc vẫn không hình dung được. Con chịu…

-     Cái bà ốm tong ốm teo, mắt nheo nheo đùng đùng, có thằng Lợi học trường Tiểu học với con đó…

-     Bà Năm Lanh chứ!

-     Ừ, thì Năm Lanh… Chuyện là vầy… Thằng Lợi vượt biên, qua Mỹ, lâu lâu gởi tiền, gởi hàng về cho bà. Từ ngày có của bà trở chứng, keo kiệt, ích kỷ trời sợ. Ích là ích kỷ đó mà! Bà nhờ người viết thơ nói thằng Lợi cưới vợ ở bển, đừng về cưới ở quê mà tốn tiền, lại phải gởi tiền về cho người này người nọ, phía vợ phía chồng, uổng. Thằng Lợi cưới vợ ở bển thiệt. Bà sướng hè, cầm mấy tấm hình đi khoe khắp. Nhưng từ ngày cưới vợ nó quên bà mất, không gởi về cho bà một đồng. Cái địa chỉ của nó, bà giấu kỹ quá cũng mất luôn. Bà lủi thủi vào ra một mình, chẳng biết than thở cùng ai. Duyên do chú Hai và bà Năm… nghe lối xóm bàn tán là do trời lạnh, trời lạnh cóng mà bà Năm thì đau . Xóm giềng không ai để ý, con cháu thì ở xa, vả lại, trước đây bà lơ chúng, giờ thì chúng lơ bà. Chỉ có chú Hai… chú cũng lạnh, lại thiếu cái ăn, chú tình nguyện quạt than cho bà sưởi, nấu cháo cho bà ăn, mua thuốc cho bà uống… không tốn một xu mà được sưởi ấm, đựơc ăn no, làm sao chú không sẵn sàng. Bà Năm bị con cháu quên lãng, giờ có người chăm sóc tận tình như vậy thì ấm lòng quá rồi. “Chú nghèo, muốn gần người có của, bà có của, muốn gần người tỏ ra có tình… Vậy là hai bên cùng có lợi…” Thằng Hai nói vậy đó. Xì xầm, lời ra tiếng vào, mặc, họ đâu còn con nít con thơ gì! Mấy đứa con gái la ó rầm trời, bà bỏ ngoài tai. Chú Hai không thèm về lại cái chòi tranh nữa. Hai người quấn quít nhau như vợ chồng son. Bà Năm giờ vui vẻ, xởi lởi với hàng xóm rồi… Thằng Hai nói: “Hai cái “ích” (ít) cộng lại thành một cái “nhiều”, nhiều là vui rồi”.

Bé Thúy vừa rót nước mời bà, vừa reo :

-     Ha ha hay quá! Hai cái ích cộng lại thành cái nhiều… vui quá…     

Mẹ để ly nứơc xuống bàn, giọng chậm lại :

-     Còn chuyện buồn… Nội vào chậm mấy hôm… ở lại dự đám ma bà Ba Nở… Trời lạnh quá, người già chết mà người chưa già lắm cũng chết …

-     Bà Ba Nở... bà ấy chết mà má cũng buồn à? Bà sống để hại người, đến giờ mới chết là quá chậm rồi đó… buồn cái nỗi gì má? – Vợ tôi bực bội nói.

-     Buồn chớ con! Ai chết má cũng buồn, cũng tội hết. Chết như bà Ba lại càng xót thương hơn… Xóm làng ai cũng ghẻ lạnh... Mà thôi, nội đi nghỉ đã… Có cái thơ của anh Hai con, mai má soạn đưa, giờ mệt rồi…

-     Ấy chết, ham hóng chuyện để má mệt, bậy quá. - Vợ tôi vừa nói vừa đứng dậy. Hai đứa cháu tranh nhau ngủ với nội, tôi phải can thiệp:

-     Chị Thúy ngủ với nội, bé Út ngủ với ba mẹ.

-     Đi nội! – bé Thúy giục

-     Mai bé ngủ với nội đó, chị Hai không được giành nghen. Mai nội kể chuyện cho cháu nghe nữa, nội nghen.

Mẹ tôi hôn lên trán bé Út rồi bước theo bé Thúy.

Tôi ngồi lại, đốt một điếu thuốc, thả khói mơ màng. Mẹ thật nhân từ độ lượng. Tôi thì làm sao quên được mấy năm sống ở quê nhà sau ngày giải phóng và bà Ba Nở, người đã đổ lên đầu tôi bao tai họa. Điếu thuốc cháy nóng ngón tay. Tôi đưa lên môi hít hơi cuối cùng. Việc gì rồi cũng có hồi kết thúc nhưng sao nỗi u uất thuở ấy thỉnh thoảng lại nhói buốt trong tôi như vừa mới xảy ra! Tôi lấy thuốc hút tiếp. Vợ tôi ngăn lại: khuya rồi, ngủ thôi…

 

*

Tôi thức dậy muộn. Nhà vắng vẻ. Vợ tôi ra chợ từ sáng sớm. Hai đứa con đã đến trường. Thư của anh Hai nằm sẵn trên bàn, tôi bóc ra đọc ngay.

“ Chú Ba,

Cả chục năm rồi chú không về thăm quê, chú có nhớ quê không? Đi biền biệt như thế không hẳn là hay đâu nghe!

Trong mấy năm trở lại đây, quê mình có bao nhiêu là thay đổi. Đình chùa đều được tu sửa lại. Thân phận cái đình chắc chú cũng đã biết. Các vị thần linh của làng cũng một thời điêu đứng như dân làng. Thần linh núp bóng cây đa suốt cả mấy nhiệm kỳ ông Chủ tịch Sum trị vì. Ông Chủ tịch Sum lúc ấy linh hơn cả thần linh! Giờ ông Chủ tịch Sum bị dân kiện mất chức, bỏ làng mà đi, bỏ luôn  cả mẹ già, mẹ chết cũng không về chôn cất. Còn bà mẹ của ông ta, bà Nở ấy, tham lam, hiểm ác, giỏi đặt điều vu vạ hãm hại người vô tội, khi Chủ tịch mất chức, lời vu vạ hết linh nghiệm, rồi còn bị trời hành, đau quặt đau quẹo suốt mấy năm trời, giờ cũng ra đi rồi, hương tàn bàn lạnh…

Có thay đổi, nhưng nghèo thì vẫn cứ nghèo. Đã nghèo lại chưa hết khổ vì đủ thứ nạn…”

Tôi ngừng đọc, với lấy hộp quẹt đốt thuốc. Mẹ tôi ngồi phía bên kia bàn lúc nào tôi không hay. Mẹ nói:

-     Sang năm, má tạ mộ cho Ba con.

Tôi ngước nhìn mẹ. Mẹ đã già rồi.

-     Má à, kể từ sang năm, má để chúng con về thăm, má đi hại sức khỏe. Con cũng nhớ quê, hơn nữa, xa quê biền biệt không phải là hay ho gì… Con cũng cần cho mấy cháu về thăm quê cha…

-     Má định nói với con việc ấy. Con phải về thăm làng xóm, mồ mả ông bà. Còn má, má còn đi được thì má đi, nhớ con nhớ cháu thì phải đi…

Chuyện vui, chuyện buồn, cái tốt, cái xấu, cái còn, cái mất gợi cho tôi bao nỗi niềm ngổn ngang trong lòng. Làng quê muôn đời vẫn thế chăng? Có lẽ… Dầu sao, tôi cũng phải về thăm mẹ, thăm quê…

 

Tháng 7-1999

169/1 Aáp 4, xã Hòa Bình

H. Xuyên Mộc, T. Bà Rịa – Vũng Tàu

ĐT: (064)873362 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu trường THCS Hàm Nghi

Huế vốn là kinh đô xưa và là Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế - Xã hội của đất nước. Nhắc đến Huế là nói đến vẻ trầm mặc cổ xưa của đền đài lăng tẩm, cung điện với bao đời vua chúa, với bao lẻ thăng trầm thịnh suy... Trong số những 9 vị Chúa và 13 vị Vua đời nhà Nguyễn có ai không biết...

Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Logo Họ Nguyễn
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Họ Nguyễn
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi