LỚP B1 CỦA TÔI (1955-1959)

Thứ tư - 19/10/2005 21:00
Mùa hè 1955, tôi rời trường tiểu học Thượng Tứ, rời các thầy cô khả kính vàcác bạn nhỏ ở bậc tiểu học, để bắt đầu con đường học vấn ở bậc trung học, con đường mà tôi chưa hình dung ra như thế nào vì tôi xuất thân từ một gia đình nông dân sống ở quê, chưa từng có ai học qua bậc tiểu học thời Pháp thuộc.

Tại Trường Trung Học Hàm Nghi – Huế

Mùa hè 1955, tôi rời trường tiểu học Thượng Tứ, rời các thầy cô khả kính vàcác bạn nhỏ ở bậc tiểu học, để bắt đầu con đường học vấn ở bậc trung học, con đường mà tôi chưa hình dung ra như thế nào vì tôi xuất thân từ một gia đình nông dân sống ở quê, chưa từng có ai học qua bậc tiểu học thời Pháp thuộc.

Ngoài trường Khải Định dành cho học sinh đệ nhị cấp học thi học Tú tài, cả thành phố Huế chỉ có trường Trung học Nguyễn Tri Phương danh cho nam sinh học thi Diplome (bằng trung học).

Tôi may mắn được một suất học tại trường đó sau kỳ thi tuyển . Nhưng tôi không học được trường đó, vì một ngôi trường mới được thành dành cho học sinh ở Bắc sông Hương đặt trong thành nội Huế có tên tạm là trường Trung học Thành nội. Trường có 05 lớp tách ra từ trường Trung học Nguyễn Tri Phương: 01 lớp đệ lục và 04 lớp đệ nhất B1, B2, B3, B4.

Trường toạ lạc tại khuôn viên Bộ học dưới triêù Nguyễn. Sau năm 1945 là Nha học Chánh Trung nguyên Trung phần, trước trường là đường bộ học, sau trường là đường Bộ Lại, phía Đông là đường Thượng Tứ ( Đinh Bộ Lĩnh ), phía Tây là toà nhà Bộ Binh ( sau làm Toà án Binh thời thập niên 1950 ).

Tôi được sếp vào lớp đệ thất B1, học tại một phòng rộng ở hậu đường nhà Bộ Học xưa, phòng tiền đường làm văn phòng thầy hiệu Trưởng Nguyễn Hữu Hoằng và thầy giám thị tên Yêm. Cả hai đều đã cao tuổi. Hai phòng tả, hữu của ngôi nhà còn để trống, chúng tôi xem như préau ( nhà chơi) lúc mưa nắng. Lớp học chúng tôi có sân sau với cây đa to, có bình phong che cửa hậu thông ra đường Bộ Lại. Vì vậy phòng học thường râm mát và hơi tối. Các lớp đệ thất 2, 3, 4 và đệ lục học ở hai toà nhà đối diện nhau qua sân có cột cờ, vườn hoa ở phía trước thông ra cửa ở đường Bộ Học.

Năm học đầu tiên 1955-1956, lớp đệ thất B1 có 50 học sinh nam. Chúng tôi chưa biết nhau lắm. Tôi chỉ nhớ có bạn Hoàng Đoàn có giọng hát hay, được thầy dạy nhạc là là nhạc sĩ Văn Giảng thường cho hát trong giờ học nhạc. Bạn Phan Đình Dẫn hay làm động tác của võ sĩ quyền Anh đang thi đấu. Vườn hoa bến Thương bạc có võ đài thi đấu quyền anh.

Đêm thi đấu của hai võ sĩ Minh Cảnh và Huỳnh Tuyền là sôi nổi nhất. Không khí võ đài được bạn Phan đình Dẫn đưa vào trường trong giờ ra chơi.

Bạn Ngô Đình Diệm phải đổi tên là Ngô Đức Diệm vì trùng tên của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Cuối năm, lớp có cắm trại toàn trường tại vườn hoa bên cạnh phủ Tôn Nhơn.

Tất cả các giáo sư dạy chúng tôi 4 năm tại trường Hàm Nghi đều là nam. Năm đầu gồm có thầy Nguyễn Duy Trí dạy Pháp Văn và Quốc Văn; thầy Lê Oanh dạy Đức Dục Công Dân; thầy Lê Đình Gia dạy Toán, Sử, Địa; thầy Tôn Thất Tuệ dạy Lý, Hoá, Vạn Vật; thầy Bửu Thiếp dạy Anh Văn; thầy Ngô Văn Giảng dạy nhạc.

Đầu năm học ( lớp đệ lục B1) 1956-1957, trường được chuyển qua trường Quốc Tử Giám xưa, nhường Toà nhà Bộ Học cho Ty tiểu học Thừa Thiên.

Học  sinh chúng tôi tự di chuyển bàn ghế đi bộ từ nhà Bộ Học qua trường Quốc Tử Giám. Khuôn viên trường r?ng rãi, bề thế hơn, được giới hạn bởi 4 đường: Đường Tống Duy Tân ở phía trước, đường Khải Định vơí mussé Khải Định ở phiá sau, đường Thượng Tứ ở phía Đông và đường Đoàn Thị Điểm ở phía Tây. Ơû giữa là Di Luân đường, nơi thờ Đức Khổng Tử và làm cơ sở của Hội Cổ Học, phòng học và văn phòng trường ở 2 dãy nhà hình chữ L ở phía ĐoÂng và phía Tây. Sân trường rộng mênh mông với nhiều cây mù u. Lớp B1 của tôi ở phòng số 2 dãy phía Đông, sau phòng số 1 dành cho lớp đệ ngũ. Các lớp B2, B3, và B4 cũng ở dãy nhà phía Đông này. Văn phòng trường ở dãy nhà phía Tây.

Như vậy, trường Trung học Thành nội, sau này là trường Trung học Hàm Nghi – Huế may mắn được lập trên 2 cơ sở giáo dục ngày xưa của triều Nguyễn là Bộ Học và trường Quốc Tử Giám, nơi mà ngày xưa các Vương tôn Công Tử thuộc các bậc vua chúa và quan lại Được học và trở nên vương tướng, phụ mẫu chi dân. Nơi đây đã từng in bóng các Vương Tôn Công Tử mặc áo the thân đè, đầu khăn đóng, chân đi giày hạ. Nay là chúng tôi. Những thiếu niên của thập niên 1950, thế hệ Tây học cuối cùng của thời Pháp thuộc.

Lớp đệ lục B2 của chúng tôi vẫn với các thành viên cũ theo thứ tự  Nguyễn An, Lê Văn Bé, Phan Văn Cừ, Nguyễn Viết Cườm, Phan Đình Dẫn, Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Khai, Bành Phát, Ngô Hữu Phước, Trần Đại Phúc, Nguyễn Thiện Hoàng, Huỳnh Văn Thân, Hồ Ngọc Thanh, Nguyễn Phương Thành, Phạm Văn thông, Ngô Đức Truyền, Lê Văn Tú, Lê Văn Thương… Các thầy dạy chúng tôi: Ngoài thầy Nguyễn Duy Trí, Lê Oanh và Tôn Thất Tuệ, Văn Giảng, chúng tôi có thêm các thầy Lê Nguyên Diêm (hiệu trưởng) dạy Đức Dục, thầy Hoàng Hữu Tiếu dạy Pháp văn, thầy Nguyễn Thảo dạy Toán, thầy Nguyễn Đức Thai dạy Lý Hoá, Vạn Vật, thầy Thái Đình Uyển dạy Vẽ.

Từ năm đệ ngũ B1, chúng tôi mới thật sự có sự gắn kết tình cảm bạn cùng trường, cùng lớp.

Lớp tôi có thêm thành viên mới là Lê Thế Chuyết (con thầy hiệu trưởng Lê Nguyên Diệm), bạn Nguyễn Tuấn Khanh từ trong Nam chuyển trường ra Huế, bạn Dương Ngọc Em từ trường Nguyễn Tri Phương chuyển qua.

Chúng tôi bắt đầu có ý thức ganh đua học tập để đạt vị thứ cao, được thưởng bảng danh dự hằng tháng từ thứ nhất đến thứ 5, hoặc được xếp trong bảng tốp “ten” thuộc loại giỏi và khá. Bạn Ngô Hữu Phước luôn đạt vị trí nhất lớp, tôi và bạn Nguyễn Ngọc Diệp thay nhau ở vị trí số 2 hoặc 3, tiếp là các bạn Đoàn Văn Ki, Phan Đình Dẫn, Trần Đại Phúc, Lê Văn Thương, Nguyễn Tuấn Khanh.

Chúng tôi học giỏi toàn diện, tự học theo nhóm chơi thân với nhau. Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường tụ tập tại nhà Phan Đình Dẫn trong khu canh nông, hoặc tại nhà Nguyễn Viết Cườm ở bờ sông Gia Hội, hoặc tại nhà tôi tại Tây Lộc, nhà Tuấn Khanh gần trường BoÀ Đề. Chúng tôi bắt đầu biết “nghễ” (jeter un coup d’oeil) các cô nữ sinh Đồng Khánh và Bồ Đề trên đường đến trường và về nhà. Chúng tôi biết tên và nơi ở của các người đẹp. Họ thường là đề tài để chúng tôi trêu đùa nhau.

Tình cảm và không khí cùng nhau học tập, cùng nhau vui chơi như thế kéo dài cả năm lớp đệ tứ B1 (1958-1959). Chúng tôi được các thầy yêu mến và tận tình giảng dạy. Năm lớp đệ ngũ B1, chúng tôi có thêm thầy Ngô Kha dạy Công dân, thầy Nguyễn Thuyên dạy Quốc Văn, thầy Lê Quang Liễn dạy Toán, thầy HoÀ Đăng Hiếu dạy Lý Hoá, thầy Lê Mộng Ngọ dạy Sử Địa, thầy Lê Viết Chân dạy Vạn Vật, thầy Thân Ngọc Liệu dạy Đức Dục. Các thầy cũ Nguyễn Duy Trí dạy Pháp Văn, thầy Tôn Thất Tuệ dạy Anh Văn, thầy Uyển, thầy Giảng vẫn dạy vẽ và nhạc.

Năm học 1958-1959, bốn lớp đệ tứ đầu tiên trở thành các lớp đàn anh đối với các lớp thất, lục, ngũ theo sau. Lớp tứ B1 chúng tôi được học ở phòng số 1 dãy nhà phía Đông, lớp có sĩ số 53 nam sinh, cũng bao gồm các nam sinh cũ, nhưng chúng tôi có thêm các thầy Nguyễn Cửu Triệp dạy Vạn Vật, thầy Nguyễn Đức Dương dạy Lý Hoá, các thầy cũ còn tiếp tục dạy chúng tôi là thầy Nguyễn Duy Trí dạy Văn, thầy Hoàng Hữu Tiếu dạy Pháp Văn , thầy Lê Mộng Ngọ vẫn dạy Sử Địa và thầy Uyển dạy Vẽ, thầy Giảng dạy Nhạc. Ngoài thầy Tiếu, thầy Trí và thầy Ngọ là những người có tuổi, các thầy còn lại đều rất trẻ như bản thân tôi nối nghiệp các thầy sau này.

Tất cả các thầy đều dạy rất tốt, trách nhiệm và gương mẫu. Ấn tượng nhất đối với chúng tôi là môn Pháp Văn của thầy Tiếu, môn Sử Địa của thầy Ngọ, môn Toán của thầy Hiếu, môn Lý Hoá của thầy Dương, môn Anh Văn của thầy Thuyên. Nhờ các thầy mà chúng tôi học giỏi toàn diện các môn.

Sau khi tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp, chúng tôi lên học Đệ nhị cấp ở trường Quốc học, phân tán theo ban, có một ít thi vào các ngành. Ngô Hữu Phước và tôi rủ nhau “thi băng” thi bằng Tú Tài 1 trước một năm, thừa thắng xông lên thi đỗ Tú Tài 2 năm sau rồi vào Sư phạm. Bạn Phước trở về trường cũ làm Giáo sư Toán, tôi ra dạy ở Quảng Trị. Sau này tôi gặp Nguyễn Ngọc Diệp tốt nghiệp Quốc gia hành chánh ra làm Phó quận trưởng, rồi Phó tỉnh trưởng Quảng Trị, các bạn Phan Đình Dẫn, Lê Văn Thương cũng vào sư  phạm ra làm thầy giáo. Có bạn nhập ngũ và một đi không trở lại như Phạm Văn Thông. Tuấn Khanh học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế , Tranh vẽ của anh đựoc giới hăm mộ quan tâm ký dưới tên hoạ sĩ Rừng.

Đường đời đưa dẫn mỗi người theo một nẻo, kẻ thăng người trầm, nhất là sau năm 1975, có kẻ lưu lạc đến tận trời Tây, có kẻ ra người thiên cổ. Lê Văn Thương và tôi, kẻ ở Đà Nẵng, người ở Sài Gòn nhưng vẫn tìm gặp nhau khi có dịp vào Nam, ra Trung, khắng khít cho đến ngày Thương mất.

Sau 45 năm (từ 1959 đến 2005), tên tuổi những người còn sống có dịp hội ngộ trên ấn phẩm Hàm Nghi 1, 2, 3. Đọc lại tên các bạn xưa, thầy cũ, lòng tôi không khỏi xúc động khi nhớ lại những ngày tháng trải qua các lớp B1 Hàm Nghi 1955-1959. Nay các thầy đã trên 75 tuổi, chúng tôi U70 đã là ông nội, ông ngoại nhưng sao tôi vẫn hình dung hình ảnh trẻ trung của các thầy ngày xưa trên bục giảng và hình ảnh trẻ thơ của các bạn cùng lớp cùng nhau học hành, chơi đùa.

Tôi kính tưởng niệm các thầy, các bạn đã quá cố và chúc sức khoẻ các thầy, các bạn đang còn sống đến hôm nay. Mong ngày hội ngộ.

Đà Nẳng

 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu trường THCS Hàm Nghi

Huế vốn là kinh đô xưa và là Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế - Xã hội của đất nước. Nhắc đến Huế là nói đến vẻ trầm mặc cổ xưa của đền đài lăng tẩm, cung điện với bao đời vua chúa, với bao lẻ thăng trầm thịnh suy... Trong số những 9 vị Chúa và 13 vị Vua đời nhà Nguyễn có ai không biết...

Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Logo Họ Nguyễn
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Họ Nguyễn
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
Thăm dò ý kiến

Ban biết gì và lịch sử Trường Hàm Nghi Huế?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi