Thư gởi chị An Nguyễn

Thứ tư - 19/10/2005 21:00
Thư gởi chị An Nguyễn

Đang phân chia tủ sách đi các nơi thì anh Duy cho tôi xem album những hình ảnh của chúng tôi đang làm việc. Các hình đó từ ý của chị sắp xếp gởi về từ Canada. Nay tiếp tục đợt thứ ba, công việc mới xong phần vào bao bì. Chị viết được tâm tình của chị qua công việc chúng tôi bên này: ”tủ sách cho thiếu nhi nông thôn”. Đọc xong tôi cảm thấy niềm vui len lén thấm vào con người mình. Tôi làm sách với anh Duy có cái gì đó hạnh phúc vô hình đến với tôi. Từ khuôn mặt trẻ thơ đang háu hức lướt đọc qua những trang sách, người thích có sách đang trông chờ, thúc dục… người lái xe máy cày mở đường, bác nông dân làm ruộng, kể cả các cậu sinh viên ngày hôm nay, đang cầm xem các cuốn truyện tranh một cách say sưa. Tôi đã đến các nơi có tủ sách, đâu phải cho thiếu nhi nông thôn đâu? Chú tiểu trong chùa cũng thích, họ đạo đi lễ xong nay cũng quay vào nơi có sách xin mượn đọc... Hạnh phúc của tôi có từ đó. Đem sách cho thiếu nhi nông thôn là công việc thiện. Tủ sách tôi có được những người bạn chân tình ở gần và ở xa. BS Nguyễn Ý Đức cũng là người ở xa lặn lội về nhìn nơi cho ra đời các bao sách, chị gởi về bài viết dành cho tủ sách, đã cho tôi điều hạnh phúc đó.

Tháng 2 vừa qua, anh Duy, vợ chồng anh Quang và tôi cùng với anh Võ Văn Cần ở Canada về, đem một tủ sách cho trường tiểu học Tân Bửu, huyện Thủ Thừa, Long An. Lúc chở tủ sách đi, trời đã vào trưa, nắng gắt. Chúng tôi ở lại trưa và ghé thăm anh Tô Kiều Ngân như dự định, ở đây anh Duy trao cho anh Ngân một tủ sách cách đây đã lâu.

Anh chị thấy chúng tôi ghé thăm, rất vui. Cái kệ đựng sách giao anh nay nằm một nơi trang trọng giữa nhà. Tôi thấy hơi khác, hình như sách nhiều hơn chúng tôi đã giao, các loại sách chúng tôi đi đâu hơn phân nữa. Tôi liền hỏi anh Ngân, và anh giải thích:

Anh chị phải bỏ thêm sách vào, sách đó là gom góp lại các sách truyện của mấy đứa con và các cháu nội ngoại của anh chị từ Sài Gòn đem xuốâng, chúng biếu tặng cho ông bà ngoại làm cho tủ sách phình thêm. Nụ cười tươi sáng, anh nói tiếp: “Mời các em 5 giờ chiều nay ở lại chứng kiến tụi nhỏ đến mượn sách”.

À là thế. Tủ sách anh Duy khởi xướng đâu phải còn hát đơn ca. Tủ sách gởi anh Ngân bây giờ là một bản hợp ca rồi, có cả vợ chồng anh, con và cả cháu. Khán giả địa bàn này theo tôi nghĩ là rộng lắm. Tôi thằm vui và chờ dịp hỏi tiếp.

Buổi trưa sau một bữa cơm đạm bạc rất vui. Anh mở cho chúng tôi xem một chương trình thơ của người bạn anh ở vào tuổi 75 mà anh Ngân vừa dàn dựng. Trong video hai vợ chồng nhà thơ cùng các văn nghệ sĩ đọc ngâm những bài thơ và tình yêu quê hương do ông ấy sáng tác, còn anh Ngân thì làm M.C, năm nay anh đã gần 80 mà trông vẫn còn trẻ. Chúng tôi cười vui khen anh, anh chưa có gì gọi làø ông già hết, vẫn còn phong độ lắm. Phải nói là anh Ngân trẻ hơn tuổi tác của mình.

Sau khi dọn dẹp xong, chị Ngân lên tham gia trò chuyện cùng chúng tôi. Tôi lân la gợi chuyện tủ sách.

Chị nói “Ban đầu anh Duy và anh Quang mang kệ sách về, tôi cũng hơi bối rối mà không dám nói, sợ anh Ngân la. Anh coi, ở nhà phần lo cho bà cụ, phần vườn tược, gà vịt lại còn chợ búa nấu ăn cho cả nhà nữa, bây giờ lại thêm tiếp các cháu mượn sách... Mệt nhưng lại rất vui.

Nhưng bây giờ quen rồi hả chị? Tôi nói.

-Ừ. Anh biết không, khi chưa có tủ sách nầy, bọn trẻ ở đây đi chơi ít mặc áo lắm, trên tay đứa nào cũng có cái ná cao su, chúng lủi qua các vườn bắn chim, hái trái cây rồi tập trung đá bóng trước bãi đất trống cạnh nhà tôi.

Thấy chúng, tôi cảm thấy không an tâm vì chúng không có phương tiện gì giải trí ngoài chuyện bắn chim, đá banh, hái trộm trái cây...

- Nay thì sao chị?

- Bây giờ thì tôi thuộc lòng tên và cá tính từng đứa. Tôi buộc chúng, em nào muốn đọc sách thì phải mặc áo, tay phải sạch sẽ, và phải có nhóm. Rách, mất hay trả không đúng kỳ thì cả nhóm phải chịu trách nhiệm, lần sau cô sẽ không cho mượn sách trong 3 ngày. Sách chỉ cho mượn khi đã làm xong các bài tập ở trường và công việc nhà.

Đó là nội quy của tủ sách mà tôi vạch ra cho chúng. Tôi phải dùng hình thức tổ chức lớp học để quản lý dùm tôi.

Tôi là cô giáo trường làng, nay đã nghỉ hưu, tôi biết rất rõ các em học sinh ở nông thôn. Tủ sách chú Duy đưa về, nhìn thấy cái háo hức hồn nhiên và sự thật thà của các em nông thôn, tự nhiên làm tôi cứ tưởng mình đang còn đứng trên bục giảng. Bây giờ tôi cảm thấy thương chúng hơn: những đứa trẻ không có phương tiện giải trí bằng sách vở, chưa đọc được các tấm gương hiếu thảo, tình bằng hữu, nghĩa thầy trò, gương can đảm, tính trung thực, cách học để làm người tốt... qua các cuốn sách mà các anh đưa về như Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Tâm Hồn Cao Thượng, Nhị Thập Tứ Hiếu, Thuật ứng xữ với đời, Cổ Học Tinh Hoa, Đạo lý gia đình... hình như người ta đã quên đi phần này, đó là thiệt thòi của các trẻ em không những ở nông thôn mà ở cả thành thị nữa.

Các em nó tự tổ chức quản lý cho mượn, trao đổi sách với nhau, tôi chỉ việc thuận hay không. Tôi không thể nhớ hết em nào đã mượn sách gì, các em tự kiễm soát và trao đổi nhau qua nhóm trưởng. 

Tôi gợi ý hỏi thêm “thế thì khi chị đi chợ hay đi đâu trong làng thì thế nào?”

Bây giờ thì hình như dân trong làng ai cũng biết ngày trước tôi làm nghề giáo, nên đi đâu gặp tụi nhỏ chúng cũng vòng tay: “Thưa cô” kể cả cha mẹ chúng cũng có người là học trò tôi.

- Bây giờ chị có thấy cần chúng tôi bổ sung thêm sách gì không?

- Các em đọc mau quá, tôi phải gom góp sách ở nhà, đôi khi còn bỏ tiền túi mua thêm cho các cháu đọc. Mấy đứa cháu ngoại, cháu nội trên phố nó đang vận động xin sách của đám bạn bè nó, đem về cho ông bà làm phong phú thêm tủ sách.

Mấy lời tâm tình của chị, tôi nghe mà sao vui đến như thế, tôi nghĩ đó cũng là niềm vui của các ân nhân.

Rất tiếc, chiều nay tôi còn phải đưa anh Cần thăm thêm Cô nhi viện, một lớp học tình thương ở chùa Từ Hạnh.

Trên đường về, cho tôi suy nghĩ: Tủ sách, mà sao anh cũng mời, chị cũng mời, mời mọi người cùng chứng kiến số người đọc sách, độc giã vùng nông thôn của anh chị có cả già trẻ lớn bé cùng vui trong tủ sách nhỏ bé đó. Hình như anh cũng được cái gì đó, chân thành... mà tôi cảm nhận còn hay hơn các bài thơ ngày xa xưa một thời anh nỗi tiếng: Những bài thơ viết về Huế.

Vài dòng tâm sự: Đó là niềm vui của cuộc sống. Xin gởi đến anh chị An Nguyễn, Bs Nguyễn Ý Đức và các bạn.

Những người bạn già cùng làm việc với anh Duy

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu trường THCS Hàm Nghi

Huế vốn là kinh đô xưa và là Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế - Xã hội của đất nước. Nhắc đến Huế là nói đến vẻ trầm mặc cổ xưa của đền đài lăng tẩm, cung điện với bao đời vua chúa, với bao lẻ thăng trầm thịnh suy... Trong số những 9 vị Chúa và 13 vị Vua đời nhà Nguyễn có ai không biết...

Logo Họ Nguyễn
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Họ Nguyễn
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi