Hôm nay ngày 4-9-2006, vừa đúng một năm ngày tái đặt tên trường Trung học Hàm Nghi thân yêu_sau 31 năm chỉ là đồng vọng trong ký ức xa xâm của thầy trò chúng ta:
Về thăm trường cũ một hoàng hôn
Thấp thoáng cánh cò trú cuối thôn
Đồng vọng hịch truyền miền tân sở
Hàm Nghi nuôi lớn những tâm hồn …
Nhớ lại ngày 4.9.2005 của năm ngóai, lòng con bỗng nao nao nhớ về thầy cô, bạn bè đồng niên dưới mái trường Hàm Nghi Quốc tử giám năm xưa. Một thời không bao giờ quên. Và con vô cùng cảm kích khi thầy cô và cựu học sinh Hàm Nghi Huế đã vận động thành công việc đặt lại tên trường Hàm Nghi vô cùng yêu quí.
Kỷ niệm một năm ngày tên trường Hàm Nghi hồi sinh, cựu học sinh Hàm Nghi Huế tại Đà Nẵng có buổi gặp mặt thân mật, có cả đồng môn Phạm Văn Lâm (55-58) từ Sài Gòn về cùng tham gia nữa.
Kính thưa thầy,
Hôm nay, con đã đọc lại 3 tập ấn phẩm: “Hoài niệm về một ngôi trường” và “Hàm Nghi yêu dấu”. Đến bài “Tôn sư trọng đạo”kỷ niệm người học trò cũ đã đi vào cõi vĩnh hằng: học trò Trần Hữu Nghiểm của thầy. Học trò rất xúc động về tình cảm của thầy và cuộc đời anh Nghiểm.
Kính thưa thầy, trước khi đọc bài viết của thầy, con không biết anh Nghiểm là đồng môn, con chỉ biết anh Nghiểm qua nhạc sĩ Trần Phước Khiêm tại Đà Nẵng, anh rất tâm đắc thơ của anh Nghiểm và đã phổ nhạc nhiều bài thơ của anh.
Hôm 22/2/2006, con có dịp vào Cà Mau, cố tình ghé thắp hương cho thi sĩ Nghiễm, địa chỉ do nhạc sĩ õ Khiêm cung cấp: 249 Quang Trung thị xã Cà Mau… Khi đến nơi, không gặp được gia đình vì nhà đã cho người khác thuê. Chị Nghiểm và các cháu đi ở chỗ khác. Tuy nhiên, nơi thờ tự anh vẫn còn. Nhìn di ảnh anh còn trẻ học trò bồi hồi quá; với dòng cảm niệm:
Cưu mang vương vấn một đời
Anh đem tình Huế tận trời Cà Mau
Hàm Nghi un đúc nhiệm màu
Hành trang Hữu Nghiểm buổi đầu văn thơ
Viếng anh bạn học một thời
Buồn thương cổ kinh bồi hồi tâm can
22/2/2006
Kính thưa thầy, sau khi đọc bài viết của thầy, ôi sao Hữu Nghiểm có hoàn cảnh gần như thời thơ ấu cuả chúng con đến thế:
Bạn ai nhớ mãi những ngày
Quyết theo cái chữ không lay tấc lòng
Bốn mùa xuân hạ thu đông
Nắng mưa đói rét lòng không nản lòng
Nao nao nhớ mỗi đêm đông
Bánh mì rao bán mõi mòn gót chân
Phố khuya trời lạnh âm thầm
Tiếng rao quấy động phong trần trăm năm
04/9/2006
Học trò là Ngô Kỳ (64-68), thầy Võ Văn Dật, cô Minh Lê vừa là thầy vừa là ân nhân của học trò. Học trò đang ở Đà Nẵng. Làm việc tại Ngân Hàng, đã có vợ, 2 con đều trai.
Học trò kính chúc thầy và gia đình sức khỏe hạnh phúc, an khang thinh vượng.
Kính thầy.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Lời cảm ơn: Trân trọng cảm ơn Quý Thầy Võ Văn Dật, Thầy Tôn Thất Khiêm cùng Quý Đồng môn đã đồng cảm chia sẻ góp ý và cung cấp nhiều tư liệu quý giá cho bài khảo cứu này cũng như nhận xét ưu ái của Thầy Võ văn Dật “về một cái nhìn lại khá trọn vẹn, đúng đắn, đầy thận trọng nhưng cũng tràn đầy tình...