Cầm trong tay tập “Hàm Nghi Yêu Dấu” được anh Tôn Thất Khiêm tặng như một niềm vui sau cơn bảo qua trời miền Trung.
Tôi mở cúc áo đưa nhẹ “ông vua yêu nước” vào ngực rồi cài lại, nghe âm ấm lạ kỳ. Con đường Lý Thường Kiệt nơi anh Khiêm đang ở nay đã vào đông. Thường ngày tôi vẫn thường thấy anh đứng trước cổng, mơ màng nhìn phố xá, đôi kính cận xệ xuống sống mũi. Đã nhiều lần tôi gọi tên anh rồi không đợi anh tìm ai gọi mình, tôi rú ga “dọt” về đường Đống Đa như để trêu anh cho đở buồn, hay có thể tôi trốn chạy người bạn cùng trường ngày xưa. Dáng anh bệ vệ, cao to, tựa vào cổng bên giàn hoa giấy. Khuôn mặt đôn hậu lời nói nhỏ nhẹ trầm ấm đã gây cho tôi nhiều cảm tình. Tôi lãng mạn nghĩ: chắc thời thanh niên anh chàng đẹp trai này có cả khối cô gái theo… Chị Khiêm đã xế chiều vẫn còn “duyên dáng”, nhất là lúc chị đi phố về mới thấy ấn tượng dường nào. Mái tóc bồng bềnh điểm hoa râm, khuôn mặt trái soan trắng, quý phái, dáng di khoan thai. Thật cân xứng, đôi trai tài, gái sắc. Ở Huế những cặp vợ chồng như anh Khiêm (về vóc dáng, lời nói, cư xử… ) cũng hiếm hoi. Gần đây anh Bửu Ý, vợ lìa trần, anh hụt hẵng tinh thần đến nổi không muốn làm chi cả, rờ cái chén, đụng cái bán cũng nhớ vợ. Ôi con trai Huế đa tình và chung thuỷ nhất nước.Lay hoay tìm bái viết trong Hàm Nghi Yêu Dấu bỗng tìm thấy tên tôi ở trang 137. Hai bài thơ được in trang trọng và đóng khung. Người bạn hàng xóm qua nhà liếc thấy bài thơ “Hạnh ngộ” của tôi ngứa cổ ngâm một mạch, chẳng cần nói với tôi nửa lới khi tôi đang xem. Tự nhiên tôi cảm thấy một sự trống vắng trở về hiện hữu. Một lớp học, một ngôi trường trong Thành Nội bóng dáng cô thầy hiện về trong mắt tôi. Thầy Hiếu, thầy Võ, Thầy Khác , thấy Kính, thấy Uyển… Cô Hoắc Hương, Cô Tuý Hồng, cô Kiều My… nào các bạn Lê Sáu, Phan Văn Cáo, Võ Đại Sa, Nguyễn Thanh Tùng… Bây giờ thầy cô ở phương nao, các bạn ai còn ai mất và còn ai còn nhớ tới mình: cái thằng học trò học dốt hết chỗ chê. Tôi sợ nhất là mỗi lần thầy gọi lên bảng để kiểm tra bài. Làm sao quên được thầy Tổng giám thị hay gọi tôi lên đứng trước Di Luân Đường nhập vào đoàn quân thiếu đồng phục và thiếu luôn cả bảng tên. Tôi nhớ như in Cô Minh Lệ, cô Tuý Hồng trong bộ đồ đen cùng phái đoàn giào sư và học sinh đưa đám tang thầy Hoàng Xuân Thiện. Những lần bãi khoá chống Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Ông Thí cai trường cứ lấp ló một cách tội nghiệp giữ chiếc dìu trống bên cạch chiếc trống trường, sợ học sinh cướp dùi đánh trống bãi khóa. Những lần trèo tường theo thằng Sơn ăn bún nợ bị thầy Kính bắt quỳ. Gặp mấy em nữ sinh Đồng Khánh thì mặt đỏ ấp úng chẳng nói được nửa lời. Chiều nào tan học cũng rán đẹp xe qua phố Phan Bội Châu “nghễ” nàng Mỹ Thắng bởi cô chủ đẹp. Quá đẹp. Rồi văn chương cuốn hút mà chẳng cho mình một chút suông sẻ gì. Năm 68 Mậu Thân vào quân ngủ mang kiếp lưu đày.. May mà vẫn còn trên đời. Được với mất như sắc với không. Cám ơn Hàm Nghi Yêu Dấu đã cho tôi tìm lại ngày tháng cũ. Tôi đọc từng câu, từng chữ. Nhè nhẹ giở từng trang như sợ hồn sách bay đi. Ngoài sông những con đò ra khơi tìm thú vui cho khách. Tôi nhớ năm ngoái bên bờ sông Hương thầy cô cùng bạn bè hội ngộ tíu tít kỷ niệm 50 năm Hàm Nghi. Những bàn ghế kê sát để bạn, thầy gần nhau tâm sự. Kẻ mất người còn trong nỗi ngậm ngùi. Người cất cao tiếng hát, Đứa chuyện trò rôm rã.
Sau cơn bão số 6 tôi lại được gặp những học sinh cũ của trường: anh Lê Văn Tạo và anh Xuân An, nhạc sĩ vang bóng thời đấu tranh, mang gạo cứu đói, mang tole dựng lại nhà của Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học về tận xã Vinh Hiền, ở một vùng biển xa xôi mà tang thương nhất sau cơn thịnh nộ của nàng Xangsans. Cựu Hàm Nghi Nguyễn Văn Quang cũng đã có mặt ngay tại sân xã vừa tâm tình với những bà con mới trắng tay vì bão vừa tiếp nhận đề xuất của những người có trách nhiệm để xoá bớt những nổi đau. Cựu học sinh Hàm Nghi sao mà thân thương quá. Thật là:
“Hàm Nghi ơi mái trường chung thuỷ
Dẫu một ngày cũng nhớ về nhau
Huống chi mấy mươi năm ròng rã
Làm sao quên cái thuở ban đẫu…”
Ngàn Thương Bùi Công Toa
Huế tháng 11-2006
Nói về danh xưng
Trẻ em từ tuổi biết cắp sách đến trường đến hết cấp III thường được gọi chung là học sinh. Thế nhưng khi bước vào Cao đẳng hay Đại học thì được gọi là sinh viên, Tức là đã có sự phân biệt về danh xưng vốn rất phù hợp với trình độ của các em.
Vậy mà thầy giáo dạy từ cấp sơ học cho đến đại học cho đến nay vẫn được gọi chung là giáo viên mặc dù họ được đào tạo từ những đẳng cấp khác nhau rất xa. Trong lúc đó một em học sinh hoặc sinh viên đi dạy kèm tại tư gia thì gọi là gia sư (chứ không phải là gia viên), Sư có nghĩa là thầy (giáo sư là thầy dạy) nghe oai hơn viên (giáo viên là người dạy), Cũng như một võ sư nghe oai hơn là một võ sĩ.
Tại một số trường Đại học khi sinh viên tốt nghiệp họ được nhận danh xưng rất đáng nể như kỹ sư, kiến trúc sư, luật sư… (trong lúc thầy của họ vẫn cứ được gọi là giáo viên). Không cần phải nói người ta cũng hiểu các vị ấy đã qua đại học. Nhưng nếu sinh viên ở trường sư phạm ra thì các vị ấy chỉ được gọi là viên chứ không phải là “sư”. Nếu không tìm hiểu thì ta khó mà biết được học lực của người ấy đến đâu.
Ở nước ta một người muốn được phong hàm giáo sư không phải là chuyện dễ. Họ phải hội đủ nhiều yếu tố vượt trội, chẳng hạn như sự uyên bác về kiến thức, phẩm hạnh, kinh nghiệm thời gian và thành quả cống hiến cho sự nghiệp… Điều đó rất đúng. Phải chăng vì sự “lúng túng” trong ngôn ngữ hay vì quá đơn giản trong nhận thức, để cho hàng ngũ nhà giáo bị “đồng vị hoá” như là một sự an bài vô cùng “tế nhị”.
Bên Anh Quốc thầy giáo từ cấp 1 đến cấp 2 thì gọi là Master hoăc Teacher (giáo viên), thầy giáo cấp cao hơn cho đến đại học thì gọi là Professor (giáo sư). Còn người Pháp thì gọi giáo viên là Maitre nhưng dạy từ bậc trung học trở lên thì đều gọi là Professeur (giáo sư).
Bằng cấp. học hàm, học vị đều là thành quả của một quá trình “đèn sách” gian khổ. Đó cũng là “tài sản trí tuệ” của một con người mà xã hội nào cũng rất trân trọng. Là kẻ sĩ người ta luôn lập chí rằng:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông” (Ng. Công Trứ)
Cái danh cũng khá quan trọng trong đời sống nhân sinh. Con người có thể rất hạnh phúc khi đạt được nó và ngược lại cũng cũng rất phiền muộn khi danh phận luôn quay lưng với họ hoặc không được như ý.
Những năm gần đây, chúng ta luôn hướng tới nhằm hoàn thiện viêc cải cách lớn trong ngành giáo dục… Nên chăng dành cho thầy cô giáo một sự đãi ngộ tinh thần bằng một tên gọi đúng với vị trí, xứng danh và đầy trọng vọng của họ?
Phú Riềng Đỏ, Đồng Xoài, Bình Phước.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Website hoạt động từ 2003 đến 2007. Mời Nhấn vào đây