Một sáng mùa thu, tr???i lất phất mưa, mẹ mặc quần áo mới cho và bố đưa Tuấn đi học. Tuấn không hình dung thế giới học đường trong những ngày tới như thế nào, vui buồn ra sao, không ngạc nhiên vì chuyện đi học sẽ thay đổi lề thói sinh hoạt hoang đàn của mình mà chỉ không ngờ sao bố lại mềm mỏng, trân trọng với mình đến thế, cứ đinh ninh trong bụng chắc có lẻ mình đi học đây có lợi cho bố lắm.
Lần đầu trong đời Tuấn được bố chở trên xe đạp từ nhà ở trong Canh Nông đến sân trường Trần Quốc Toản, một quãng đường khá xa chen chúc nhiều học trò tươi tắn đến trường.
Khi mới đến nơi, đột nhiên Tuấn bật khóc phụng phịu nói với bố con không đi học. Bất ngờ thay, Tuấn đã không bị bạt tai, đá đít mà còn được dổ dành, được cho một đồng, được cái bàn tay thường chỉ làm Tuấn đau đớn, khóc lóc, ấm áp nắm lấy tay dẫn mình về phía trái ngôi trường, nơi tập trung nhóm trẻ lần đầu tới trường như Tuấn, vì bên cạnh chúng cũng có người lớn chăn dắt sát sườn như chợ bán trâu bò bất định kỳ ngoài cầu An Hòa. Tuy vậy đây là phần yên tĩnh hơn không gian còn lại của ngôi trường vì học trò các lớp khác gặp nhau đầu năm nô đùa huyên náo như bầy chim rộn ràng trong ngày mùa. Cả trường chỉ có người nói, tranh nhau nói, không có người nghe tạo nên một vùng âm thanh rầm rập như mưa rào.
Bỗng một hồi trống tùng tùng… làm không gian đứng sững lại, tấm thảm âm thanh đang bay lượn phủ đầy khung trời lập tức chùng xuống. Trước các phòng học lần lượt rồng rắn học trò xếp hàng chờ thầy, cô giáo đưa vào lớp. Tuấn rút tay khỏi tay bố chạy vội đến chiếc xe đạp bố dựng bên gốc cây muối gần đó ôm lấy đòn ngang chiếc xe, muốn cố thủ không vào lớp, bố yên lặng nhìn theo. Một lát sau lại đi cùng một người lớn tuổi hơn bố đến bảo:
- Con theo thầy để bố đi làm.
Đôi mắt hiền từ, vầng trán rộng của thầy thôi miên khiến Tuấn ngoan ngoãn theo chân thầy chầm chậm tới ngưỡng cửa phòng học đầu hồi của trường. Nhưng thầy không ở đó lâu mà chỉ nhanh chóng đi ngay khi giao Tuấn cho một cô giáo tại cửa lớp. Không nghi thức, không hỏi han gì, cô giáo dẫn đi và ấn Tuấn xuống một chổ ngồi đầu bàn hàng thứ ba giữa lớp.
Định thần lại, nhìn lên bục giảng Tuấn thấy cô giáo xinh đẹp như một bà tiên trẻ trong chuyện ngày xưa, sực nhớ lại cô tiên này nắm gọn tay mình dìu vào lớp. Một khoảng khắc thôi sao đến tận bây giờ tuy da tay đã thay đổi bao lần, bàn tay đã đổi dạng bao nhiêu nổi mà hể mỗi lần có được yên tĩnh trong lòng, có được riêng tư một chút Tuấn lại nhìn vào lòng bàn tay mình lại thấy hướng sắc mùi vị da thịt bàn tay cô giáo như còn ở đó để tư lự một mình đây này đây đã in dấu ấn khởi điểm cuộc đời Tuấn. Nơi Tuấn đã được truyền dẫn mạch sống, được cảm thụ những tri thức đầu đời.
Tuấn ở trong một xóm nghèo, dân tình lam lũ nên hình dáng, cung cách, ánh mắt, nụ cười của một cô giáo chiếm ngự tất cả tình cảm trân trọng yêu mến khiến Tuấn nghĩ cô giáo là một hình tượng, một sinh linh vượt ra khỏi điều thường tình của cuộc sống. Thế nên mới có chuyện một chiều sau khi đá banh xong, cùng mấy đứa bạn định đi ra ngoài cửa Thượng Tứ ăn chè, bất chợt thấy cô Bích, tên cô giáo, cùng vài cô giáo khác trong trường ngồi ăn bánh khoái, Tuấn buộc miệng khẻ kêu.:
- Ê, này tụi bây ơi, cô mà cũng ăn như mình tề.
Mấy đứa bụm miệng lại, kéo lãng qua bên kia đường như sợ đi ngang trước mặt cô thời làm vỡ đi hình tượng về cô thầy mà chúng nó đã thần thánh hóa trong tâm khảm.
Hay chuyện một trưa nắng hầm hập, chạy vụt vào máy nước công cộng để dứt cơn khát, Tuấn thấy Hà ngồi gục đầu bên bờ đá rấm rức khóc. Hỏi cớ làm sao, Hà bảo bị thằng Lập đánh và gọi tên cô mà chửi. Biết bạn khổ đau vì cái thằng vô loại đó xúc phạm đến cô giáo mình còn hơn bị nó đấm đá, Tuấn dìu bạn lên, chỉ trách nhẹ:
- Ai biểu mày chơi với nó làm chi, thấy nó bỏ đi chổ khác như thấy chó dại cho khoẻ.
Không biết bây giờ học trò còn thấy đau khi bị bạn xấu kêu tên cô thầy như Tuấn hồi xưa không? Vào thời Tuấn khi tức giận nhau có lúc gọi tên cô thầy ra để hành hạ nhau. Vì thầy cô là biểu tượng tình thương và lòng kính trọng tự nhiên của học trò, bất kính với cái tên các vị ấy đã làm đau lòng đứa học trò.
Năm năm tiểu học để lại trong tâm trí Tuấn nhiều điều, nhiều hình ảnh sống động. Đặc biệt là những bài ca về các địa danh lịch sử của đất nước như Gò Đống Đa, Bóng Cờ Lau, Bạch Đằng Giang, Hoa Lư… để mãi tận sau này nghe ai hát liền thấy hiện ra tiếng hát vang lừng của cả lớp mỗi khi ra về.
Hay những lần hùa nhau phóng xuống lòng sông Hương quậy phá, té nước vào nhau, lặn xuống kéo chân cho nhau ngộp thở,và rồi không biết con sông khờ khạo này có còn ghi dưới đáy sông hình ảnh nhiều đứa trong bọn Tuấn liều mạng bơi từ gốc dừa khô dưới bờ sông trên bến Phú Văn Lâu sang bên bờ kia rồi không đủ sức bơi về, phải ở truồng chạy vòng qua cầu Trường Tiền trở về bến cũ, trong đó có nhiều đứa đã từng dại dột bắt con chuồn chuồn voi cắn bầm lỗ rún vì tin vào truyền thuyết cho chuồn chuồn cắn vào lỗ rún thì biết bơi.
Hết bậc tiểu học, phải thi càng cua (concourt) để vào trung học, một kỳ thi rất quyết liệt để dành một ch? trong trường công lập, thế nên việc thi đ? vào trường trung học Hàm Nghi khiến Tuấn như được bay bổng khỏi mặt đất, cả tháng trời ngày nào cũng chạy vào sân trường xem mãi cái tên của mình trong danh sách thí sinh trúng tuyển. Có lúc hả hê, khoái trá ôm cổ, đu mình trên vai mấy pho tượng đá xếp hàng dưới tàng những cây cối xanh xum xuê cành lá, lòng vui niềm vui của các cầu thủ trên sân bóng công kênh nhau sau giây phút làm bàn cứu sống đội nhà.
Thay vì ăn bận thế nào cũng được “như lũ con nít tiểu học”, giờ đây Tuấn đi học phải mặc đồng phục, quần dài xanh áo trắng, trên túi áo trái có bảng tên, đi dép phải có quai sau oai vệ, đường hoàng, được bố mua cho một chiếc xe đạp cũ, sơn sữa lại dán nhãn Sterling, màu xanh làm của riêng, thật không tưởng tượng được chỉ tờ giấy mỏng lồng trong tấm bảng gỗ có lưới thép che trong sân trường Hàm Nghi có tên Tuấn mà đời nó thay đổi chóng vánh đến thế.
Nhiều bạn từ trường Trần Quốc Toản trong đó có Vĩnh cũng đỗ vào đệ thất như Tuấn, được học cùng lớp, cùng ban Anh văn sau năm năm ở tiểu học nên hai đứa càng thân thương nhau hơn. Trong những ngày đầu trung học, Vĩnh lại cho hay cô giáo Bích hồi dạy lớp năm bây giờ là cô giáo quốc văn, sẽ làm giáo sư hướng dẫn lớp chúng nó. Thông tin đó làm lòng Tuấn rộn lên một niềm vui mới, ngọt ngào như đất chuyển mình trong gió mùa xuân trên cao nguyên.
Tuấn ngạc nhiên và thầm phục Vĩnh sao biết nhiều tin tức của trường mới như thế. Hỏi ra mới hay Vĩnh là em ruột cô giáo Bích. Thế mà suốt một thời gian dài, ở tiểu học Tuấn không biết, và không đứa nào trong lớp biết vì nếu chỉ một đứa hay tin gì về cô mình thì cả lớp đều biết cả.
Vĩnh học khá, đàng hoàng trong bạn hữu, tạo lòng tin ngay đối với người khác khi gặp gỡ, trò chuyện lần đầu. Làm bạn với Vĩnh là một niềm vui, giờ đây còn làm Tuấn kiêu hãnh vì Vĩnh là em ruột cô giáo, vì Vĩnh chưa hề tỏ ra dựa dẫm vào cô để được ưu đãi trong lớp, để kiếm giấy khen, hoặc lấn lướt bạn bè là điều mà bốn mươi năm sau khi rời trường học Tuấn biết nếu có ai đó không dùng tới lợi thế này thì sẽ bị người đời đồng hóa với kẻ tâm thần đứng nói nói, chỉ chỉ với bóng đèn đêm ngoài xa lộ. Vĩnh giờ này ở đâu Tuấn cũng không rõ, nhưng Tuấn biết nó khó sống, khó thỏa hiệp với quần thể người mà phải lách mình, chịu đựng mới sống lương thiện được.
Đúng như lời Vĩnh cô giáo Tuấn ngày xưa bây giờ tái ngộ đứa học trò cũ, làm giáo sư hướng dẫn nên đã gọi Tuấn ngay vào buổi học đầu tiên, giờ làm quen đầu tiên rồi giữa lớp mới, học sinh chưa quen nhau hết, cô Bích đã hỏi Tuấn.
- Hồi này Tuấn có còn bị bố đánh đòn vì ham đá banh, tối trời không về cho kịp bữa ăn nữa không?
Một ngàn lời cô khen không làm Tuấn vui hơn thế, vì câu hỏi thăm âu yếm như mẹ chăm con, Tuấn không ngờ cô biết đến cả những tình huống ngoài lớp học của mình từ nhiều năm về trước và nhắc lại như để nói với cả lớp Tuấn là đứa học trò cũ hoang nghịch, cứng đầu cứng cổ nhưng cô không quên.
Chơi thân với Vĩnh, Tuấn được nhiều lần cô gọi về nhà để giúp cô làm sổ điểm, nhất là trong những dịp kiểm tra học kỳ. Được về nhà cô giáo, được cô sai nhờ việc gì là niềm vui của học trò chúng tôi, riêng Tuấn, biết mình không phải là đứa học trò ngoan và giỏi nhưng lại được cô giáo hướng dẫn chăm sóc, ân cần hơn hẳn các học trò còn lại nên nhiều đứa ngoan hiền hơn lấy làm lạ, tụi nó cứ nghĩ Tuấn đá bóng hay nên cô thương. Thật ra không hẳn thế mà chỉ vì cô muốn Tuấn gần Vĩnh để san sẻ cho nó cái tính hoang nghịch mà cô gọi là năng động, ưa đi, ưa xa nhà mà cô gọi là độc lập, cho đứa em nhu mì, khuôn phép.
Tuấn biết thế, vì một lần cô bảo để cô xin bố cho Tuấn đi biển Thuận An với cô và Vĩnh, Tuấn nói:
- Cô để con, con thích đi, con xin được.
Rồi trên bờ biển ngồi trò chuyện vu vơ, cô hỏi:
-Tại sao điểm chấm bài làm môn anh văn của thầy Khánh Tuấn đều hô zerô cả tháng nay.
Tuấn nói:
-Dạ, vì Thầy không công bằng.
Cô hỏi:
- Là sao.
Tuấn đáp:
- Thằng Minh em thầy Chương cũng sai một lỗi như con nhưng thầy chỉ nhắc nó còn con thầy trừ hai ?iểm, viện lẻ nó sơ ý còn con không hiểu bài. Con phản đối, nhưng Thầy không chấp nhận.
Cô nắm lấy tay, nhìn vào mắt Tuấn rồi hỏi:
- Vậy Tuấn đòi hỏi gì. Thầy anh văn xin lỗi, trả lại Tuấn hai điểm hay trừ Minh hai điểm.
Tuấn đáp:
- Dạ không. Con không biết,... vậy cô muốn con phải làm gì.
Cô Bích cười bằng cả đôi mắt xinh đẹp:
- Cô muốn Tuấn đừng làm thầy giáo mình buồn
- Vậy con sẽ làm như cô muốn. Tuấn trả lời.
Sau hai lần hô điểm thật bài làm của mình vào sổ, thầy Khánh gọi Tuấn lên giữa lớp, kể sơ qua cuộc xung đột, rồi nắm lấy vai, xoa đầu đứa học trò ương ngạnh rồi nói cho cả lớp nghe :
- Thầy đã sai, thầy xin lỗi các con.
Câu nói vắn tắt và ôn tồn của thầy làm Tuấn rung rưng, cả lớp lắng đọng.
Đi tắm biển với cô giáo, lòng mát như được ngâm trong dòng suối thuần khiết ở đầu nguồn. Biển mặn, lời cô ngọt ngào làm tĩnh thức sân si trong lòng Tuấn.
Vĩnh thi hai lần Tú tài 1 không đỗ nên bị đi lính, từ đó Tuấn, Vĩnh không gặp nhau, chỉ thỉnh thoảng nghe tin nhau qua những người bạn khác, nhiều đứa nói Vĩnh đóng quân trên vùng núi Quãng Ngãi, chiến trận ác liệt, nhưng nó chai lỳ lắm. Tuấn qua những năm đại học luật, vô Sài gòn tìm việc làm, trở thành cư dân của một vùng đất hứa mà chàng đã đến, không hẹn hò gì.
Xem tiếp trang......
ëëë
Tiếp theo trang......
Biền biệt, miệt mài theo kiếp người, sau tháng 4.1975 Tuấn trở về Huế vì tưởng có ông bố vợ đi tập kết dựa dẫm được phần nào. Nhưng không được gì. Mấy năm sau trở lại Sài gòn, rất tình cờ gặp lại cô Bích ngồi bán vé số bên hông chợ Bà Chiểu. Nếu một sự việc như thế xảy ra trước đây chắc chắn Tuấn không thể nào để hai con mắt mình còn nằm hai bên sóng mũi nữa, nhưng nay sự đời đã đổi thay, nên thấy cô bình an với chiếc bàn con, mấy xấp vé số bên góc chợ, Tuấn an ủi: cũng quí lắm rồi.
Một hôm Hải từ miền tây lên nghe Tuấn bảo cô Bích còn sống, có bàn bán vé số ở chợ Bà Chiểu, nó giục giã phải đi thăm ngay.
Cô Bích chọn nghề sư phạm là nghiệp dĩ của mình, đã đồng hóa trí não, tâm huyết vào công cuộc dạy dỗ học trò nên giờ đây rời xa bục giảng, không còn nhìn thấy trước mắt mình những mái đầu xanh, những ánh mắt trong của học trò, ngồi hắt hiu bên chợ người, câm lặng trong chợ đời cầm bằng như mặt trời tắt ánh nắng, nguội lạnh đi, biển sông khô cạn nước, con người đông máu toàn thân héo hon, méo mó, như con hươu bị trúng đạn trút dần máu ra trên sa mạc, miệng khô, lưỡi đắng lê dần đến điểm cuối của đời mình.
Tuấn và Hải đến chợ Bà Chiểu để thăm cô. Nơi, góc chợ, ở ch? cô vẫn thường ngồi sau chiếc bàn nhỏ, không bóng người. Đạp xe ngoằn ngoèo trong mấy con hẻm nhỏ hai bên bờ lạch nước đen đến nhà cô. Hương qua cửa sổ nhìn thấy Tuấn vội đi ra, nói khẽ:
- Mẹ em cảm sốt nặng, không đi bán được. Mẹ đang ngủ, anh vào đi.
- Tụi anh qua chợ - Tuấn nói - Không thấy cô nên vào đây. Có anh Hải cũng học trò cũ từ Cần Thơ lên thăm cô.
Hương từ tốn:
- Mẹ em đang ngủ, mới ngủ được một tý, hai anh ngồi chơi. Mẹ em đau vì cả ngày hôm qua mưa dầm, phải đem vé số đi bán dạo mà không bán hết, vừa mưa, vừa buồn vừa mệt nên đổ bệnh.
Hải nghe xúc động lắm, nó bảo:
- Anh vừa bán được hàng, có chút tiền xin biếu cô mua thuốc, em đừng nói gì cho cô hay.
Rồi Hải lấy một xấp tiền trong túi xách, tách một tập trao cho Hương. Hương chưa phản ứng gì, Hải đã đẩy xấp tiền vào cuối mép bàn, lấy tập vở đang để đó, đè lên.
Ba người yên hàn ngồi nói chuyện khe khẻ vì sợ cô mất giấc ngủ nữa chừng.
Trời chiều, ý Tuấn muốn về nhưng Hải dùng dằng muốn chờ cô dậy để được thấy lại cô giáo mình. Như biết vậy, Hương cứ níu chân:
- Hai anh đừng về, chờ mẹ em tí xíu, mẹ không ngủ lâu đâu.
Quả thực một lát sau có tiếng chân người đi lê dép và tiếng nói nhẹ:
- Tuấn hảø, sao biết cô đau mà vô đây.
Đứng bật dậy, Tuấn đến cầm lấy hai bàn tay khô nhăn của cô rồi nói:
- Con ở chợ không thấy cô nên vô đây, có Hải học lớp tụi con ở Hàm Nghi xưa lên thăm cô.
Cô yếu ớt, nhợt nhạt đưa đôi mắt nồng nàn nhìn Hải rồi nói chầm chậm.
- Mấy em ngồi xuống đi, Hải có còn nói cà lăm nữa không.
Hải cười trả lời:
- Dạ còn ít thôi, đi học tập nói cà lăm cán bộ tưởng tội nhiều nên phải bỏ tật cũ thôi cô ạ.
Chỉ trao đổi bấy nhiêu lời, đi mấy bước từ buồng ra cô vịn tay vào vách nhà ho húng hắn vài tiếng rồi khạc ra một ít máu lợn cợn trong nước miếng rơi trên nền nhà. Hương thất thần, khóc dìu mẹ vô buồng. Hải lấy khăn tay cầm giữ nước mắt.
Gần tết mưa nặng hạt, kéo dài suốt giữa trưa, rồi lưng chừng chiều, điện cúp Tuấn rờùi xưởng làm về nhà, chân quen như đường làng quen bờ đê về nhà, ngang chợ Bà Chiểu Tuấn lại nhìn vào nơi cô mình đã bị mưa cảm mạo trong tháng trước. Thấy Hương đang đứng đó, tạt xe vào Tuấn chào cô và rủ Hương đi ăn hủ tiếu, ch? có thằng bán hàng vung tay xếp tô và đánh hủ tiếu vào từng tô như làm xiếc. Hương cũng định đi, rồi lại thôi, bảo :
- Mẹ sắp về rồi. Hôm nay có chị Thu từ Đà Lạt xuống. Tụi em đang định đi mua len vì mẹ và chị Thu sữa soạn thăm nuôi ba ngoài Sơn Tây đấy.
Tuấn yên lặng, nhưng lòng rộn lên vì Thu đang ở rất gần mình thế này. Thu cùng trạc tuổi cùng thời học hành với Tuấn, từ thuở trung học đệ I cấp chơi với Tuấn thân tình, cô này tính khác Vĩnh, rất hiếu động hoang nghịch và liều lĩnh.
Nhiều lần đá kiệng, ai trúng bị phạt cả làng, Thu không gờm bất kỳ ai. Mạnh mẽ, khéo léo quần xăn ống cao ống thấp, tuy bắp chân trắng như trái bắp non, nhưng đá kiệng như tên bắn, cuộc chơi nào có Thu đều rộn rã cả khung trời, in đậm hoài trong tâm hồn Tuấn, rõ mồn một như máy bay phản lực, in vệt khói trắng trên nền trời xanh, trên tuổi thơ trong veo của Tuấn, của Thu.
Từ trong lồng chợ ra, khệ nệ ôm mấy lố len, Thu vui vẻ cười chào Tuấn, nụ cười nở trên môi, nhưng tỏ bầy trên mắt khiến Hương quay nhìn Tuấn, Hương nói vui:
- Đó, chị Thu đó anh Tuấn tề.
Câu nói đơn sơ, nhưng khiến Tuấn thầm cám ơn Hương vô cùng vì dù mong mỏi nhưng làm sao Tuấn có thể tỏ bày nổi lòng muốn gặp lại Thu trong trạng thái này. Phụ với cô giáo, với Thu và Hương thu dọn đi về, khi đã xong xuôi, Thu chợt nói:
- Này mẹ, mẹ nói anh Tuấn về nhà ăn cơm chiều nay với cả nhà cho vui đi.
Đối với Tuấn giờ đây, cũng như từ những ngày ê a trong lớp lời cô luôn là mệnh lệnh tự nhiên làm Tuấn vui sướng làm theo tựa hồ gió ùa theo khe núi, cùng suối rừng đổ về đồng bằng đùa giỡn với cánh đồng lúa chín trong những ngày hè.
Khi bữa cơm đơn sơ, đầm ấm gần xong Hương nói:
- Chị Thu đi pha trà, ngồi nói chuyện đời cho anh Tuấn nghe đi. Để Hương dọn dẹp rửa chén cho.
Mấy chữ nói chuyện đời của Hương, làm Thu ngước mắt nhìn Tuấn, cái nhìn rất Huế, rất con gái, trong thâm tâm Thu cũng ưa biết người bạn trai rất con trai ngày xưa, giờ đã thành một người đàn ông trong bao cảnh vật đổi sao dời này thế nào. Ban đầu nghe kể Tuấn đi làm thợ hàn, Thu đã cười rồi nàng nói:
- Anh mà đi làm thợ, ai chịu anh, mà anh chịu ai.
Tuấn đáp:
- Không có gì ghê gớm đâu, anh chỉ làm ăn công theo sản phẩm, có điện thì làm, có hàng thì giao lấy tiền, anh đi làm việc đó, phải làm vì sợ con đói thôi.
Đột nhiên Thu nói:
- Em mà có cơ sở, anh đến xin làm em cũng đuổi thôi, cho anh đói mềm ra.
Rồi Thu gọi dội xuống dưới nhà,
- Hương ơi, tủ sách của chị gần bàn học em có khóa không.
Hương trả lời:
- Chìa khoá trong học bàn em, phía anh Tuấn ngồi đó.
Hương bảo Tuấn kéo ngăn bàn ra đưa cho Thu chùm chìa khoá, lỉnh kỉnh mấy chiếc, rồi đến mở chiếc tủ con bên cạnh, lục lạo m?t hồi, mang đến đặt trước mặt Tuấn một chiếc hộp con, còn khá mới, nguyên là hộp đựng 100 viên kẹo kim màu xanh, ăn vào the the lưỡi, thường được bán ở các nhà thuốc tây. Hộp dài chừng 8 phân, rộng 5-6 phân cao 2- 3 phân.
Thu nói:
- Anh giữ cái hộp này, đừng mở ra trước mặt em. Em cất nó lâu rồi, giờ đến phiên anh.
Hương đã xong công việc dưới bếp, lên ngồi chơi, thấy chiếc hộp, không tỏ dấu hiệu gì, nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh Thu. Tuấn buộc miệng hỏi:
- Này Hương em biết trong hộp có cái gì không.
Hương nói:
- Em không biết gì cả, không biết gì mà nói.
Thu xen vào:
- Đã nói đừng mở ra trước mặt em mà Hương có coi trộm cũng không biết gì đâu. Anh biết thì đó là của chung, anh không biết thì nó là của riêng em, khi đó anh gởi lại cho Hương giùm em.
Tuấn bỏ chiếc hộp vào túi quần. Nghe hồn phách, tâm trí mình về định cư ở đó.
Nếu được là giàu có, làm chủ một vương quốc vàng bạc xứ nghìn lẻ một đêm Tuấn đã ra lệnh cho tất cả thần dân trong tay mình gom hết trầm hương trên thế gian lại, xây một đài lư, buộc mọi người ngủ say hết đi để đốt đài hương cho mùi thơm man dại này gọi hồn về với chiếc hộp kim của Thu. Nhưng may mắn thay Tuấn không được như thế mà chỉ có không gian bình dị của căn gác ọp ẹp có cửa sổ nhỏ nhìn sang nóc nhà thờ giáo xứ Nguyễn Duy Khang, nhiều lần trong ngày vang lên âm thanh của hồi chuông giục giáo dân đừng quên giờ xem lễ.
Xem tiep trang…
* * *
Tiếp theo trang...
Tuấn mở chiếc hộp ra định thần, thấy lại những ngày xa xưa hiển hiện trong cành cây nhỏ đặt trên một vuông vải trắng là bảng tên học sinh phải gắn trên ngực áo.
Miếng vải hình chữ nhật, trong có tên họ Thu, có tên trường và lớp, lập tức hiện về trong tâm trí Tuấn một buổi chiều trên nóc cửa Hoà Bình, phía sau Đại Nội Tuấn ngồi tập thêu, đường thêu thụt lùi, gần như vô định Tuấn thêu một cái bảng tên cho Thu mà thường đi học Thu phải may vào trên ngực bên trái áo dài. Đường thêu vụng về, nhiều lỗi ,Thu không trả lại, nhưng không may vào áo, mà giữ nó làm kỷ niệm cho đến hôm nay. Mường tượng những ngày cuối hè, hoa phượng chỉ còn lác đác trên những con đường đến lớp nhưng tiếng ve vẫn còn rền vang trong các vòm lá. Tuấn ngồi tỷ mỉ từng mũi kim trong nóc cửa Hòa Bình, tự giam hãm mình cả một buổi chiều trong nóc nhà vắng lặng.
Giờ đây, vấn lục lại tại sao có một việc như thế, Tại sao thêu tên Thu? Tại sao Thu giữ lâu thế này? Không trả lời được rõ những điều tại sao đó. Nhưng Tuấn biết chắc chắn đã có một chiều có một đứa trẻ manh động, hoang nghịch đã đánh chìm mình trong nóc cửa Hòa Bình u tịch, dồn hết tâm thức mình lần theo từng li, từng tí đường thêu để hình thành dần tên người bạn gái.
Một đứa trẻ hoang đàn vô lượng như Tuấn lại có được cả một buổi chiều thanh tịnh, riêng tư như thiền sư tham thiền tịnh khẩu trong cốc mùa vô hạ.
Nhìn hoài tấm vải Tuấn không còn thấy vải nữa, không còn thấy đường chỉ xanh nữa mà thấy cả một cánh diều tuổi thơ trắng tinh trải rộng trên nền trời xanh bồng bềnh, lượn lờ đưa tâm tư Tuấn đi qua từng điểm, từng nơi, từng âm thanh của vùng vô thức.
Tấm vải có tên Thu đặt lót cho một nhành cây nhỏ không hề có tên gọi, không bao giờ thấy chưng diện trong nhà ở, không hương sắc, mà chỉ là loài cây hoang dại ngoài đồng nội, trong lùm bụi các cồn mồ mọc lẫn với giống cây hoa, mà người ta sẽ nhặt quẵng đi lại được Thu cất giữ gần một phần tư thế kỷ, đưa nó di cư từ đồi Từ Hiếu vào giữa lòng đất Gia Định, ngủ yên trong chiếc hộp nhỏ.
Cành cây nhỏ trở thành chiếc vé thời gian đã đưa Tuấn trở về một vùng ký ức khác, êm đềm, sống động của đất trời xứ Huế, của ngày còn học năm thứ 3 trường luật một chiều thứ bảy Tuấn gặp Kha khi từ giảng đường ra, tưởng tình cờ, nhưng không ngờ Kha chờ tìm Tuấn để thông báo:
- Thu dặn mày với tao, sáng mai lên nhà Phương Vân chơi, mai là ngày sinh nhật Vân. Mày đi, ghé ký túc xá chở tao đi với.
Tuấn hỏi Kha:
- Mấy giờ, 8 giờ nghe.
Kha là bạn thân của Tuấn, gốc người Quãng Nam học sư phạm Văn, hiền hậu, thỉnh thoảng có viết bài cho các báo, không có tiếng tăm gì, Kha có đôi mắt nhỏ, đuợm buồn. Bạn bè cừ trù ẻo nó chết yểu thôi vì cặp mắt như khóc thường trực. Nó chỉ biết chống chế.
- Chờ tiền ăn nên mắt nó mòn đi. Nay mai ra trường có lương tiền mắt sáng lên thôi.
Phương Vân có cha mẹ là nông dân, nhà ở vùng quê Hương Điền lên trọ ở nhà ông chú bà con trong vùng đồi Từ Hiếu. Cô này học y tế nhưng lãng mạng, ưa thơ văn. Đã thế lại cư trú giữa rừng thông bạt ngàn, theo gió từng cọng thông reo giao hoà một bản trường ca vô tận gởi vào núi đồi. Nhiều lần Tuấn vô đây chơi với Vân hoặc ngồi dưới các gốc cây học bài, có khi mệt, lấy sách gối đầu nằm ngữa trên nền thông khô đắm mình nhìn vào vòm trời xanh cao ngất, bỏ lại không gian rộn ràng phố thị, nghe đất trời yên tĩnh mơn man vào lòng, nghe vong linh hoàng triều cổ độ lan tỏa từ các đền dài, lăng tẩm hòa cùng mùi hương trầm kinh kệ, mùi chùa chiền mùi Phật cọng hưởng với vẻ nhu mì, hiền hòa, đôi khi đỏng đảnh của con sông Hương tạo thành tính cách xứ Huế, tạo nên hồn phách người Huế.
Ghé ký túc xá Nam Giao, vô phòng tìm, không có Kha, hỏi ra mới biết Kha theo trường đi thi đấu giao hữu bóng chuyền ở dưới biển Thuận An từ sáng sớm không vô dự sinh nhật Vân được. Tuấn đành đi một mình băng đồi Quãng Tế vào nhà Vân.
Phương Vân và Thu ngồi trước hiên nhà, bên chiếc bàn gỗ có 2 băng ghế dài chờ cà phê nhỏ giọt trong gió sớm mát nhẹ, giữa làn thông xanh, văng vẳng nghe tiếng chim hót chuyền cành thánh thót, chỉ thiếu một màn sương mờ ảo nữa thì Tuấn ắt nghĩ mình đã lạc đường trần.
Khi Tuấn đến, Phương Vân thấy trước không chào hỏi, lại nói:
- A, anh Tuấn của Thu đây rồi.
Thu quắt mắt nhìn bạn hờn mát:
- Này, ai của ai, muốn thì cứ nói thẳng bụng mình ra nghe.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Website hoạt động từ 2003 đến 2007. Mời Nhấn vào đây