LỊCH SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC HÀM NGHI- HUẾ

Lời cảm ơn: Trân trọng cảm ơn Quý Thầy Võ Văn Dật, Thầy Tôn Thất Khiêm cùng Quý Đồng môn đã đồng cảm chia sẻ góp ý và cung cấp nhiều tư liệu quý giá cho bài khảo cứu này cũng như nhận xét ưu ái của Thầy Võ văn Dật “về một cái nhìn lại khá trọn vẹn, đúng đắn, đầy thận trọng nhưng cũng tràn đầy tình cảm với trường xưa và thầy bạn cũ. Qua đây tôi cũng xin đính chính niên khóa chuyển Trường Trung Học Thành Nội thành Trường Trung Học Hàm Nghi là niên khóa 1956-1957 chứ không phải niên khóa 1957-1958 như đã viết trong bài: Nhớ về các vị Hiệu trưởng tiền nhiệm. VVD” Cố đô Huế còn gọi là đất Phú Xuân từng được chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765), lên ngôi vương vào năm 1744 chọn làm thủ đô trong thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, nhưng kinh đô Huế thật sự phát triển mạnh dưới triều đại nhà Nguyễn khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 cho đến vị vua cuối cùng là Bảo Đại thoái vị năm 1945 [1]. Trong kinh thành, ngoài Hoàng thành (Đại Nội) với hoàng cung, là các khu vực nội thành phần lớn dành cho các phủ, viện là các cơ quan của triều đình. Các khu vực còn lại là nơi dân cư sinh sống đông đúc. Phía ngoài thành bên tả ngạn sông Hương cũng là nơi có đông dân sinh sống nhưng chỉ có các trường tiểu học. Các trường trung học đa số đều nằm ở bên hữu ngạn sông Hương như trường Quốc học (Khải Định) (1897), Đồng Khánh (1917), Pellerin(1904), Thiên Hựu (Providence) (1933), Jeanne D’Arc…[2,3]

Hình 1.Trường TH Hàm Nghi trong khuôn viên Quốc Tử Giám (Đốc Học Đường) ảnh Đặng Thị Nga

Thầy Nguyễn Hữu Hoằng năm 1956 được Nha đại diện Giáo Dục Trung Nguyên và Cao Nguyên Trung Phần điều Thầy vào làm Trường ty Tiểu Học Khánh Hòa. Năm học 1956-1957, trường có 9 lớp gồm 4 lớp đệ thất, 4 lớp đệ lục, 1 lớp đệ ngũ; sĩ số là 494. Dưới thời thầy Diệm làm Hiệu trưởng, trường Trung học Hàm Nghi có hai bước tiến mới. Do việc các lớp gia tăng hàng năm, vấn đề phòng ốc được đặt ra nên trường được cấp kinh phí xây thêm một dãy phòng học 5 lớp nằm ngang ở đàng sau bên phía đường Đinh Bộ Lĩnh. Kết thúc niên khóa 1957-1958, lớp đệ Tứ đầu tiên của trường đi thi bằng Trung học Đệ I cấp với thành tích không thua kém ai, tuy sinh sau đẻ muộn [7]..

Cũng có thông tin trường Trung Học Hàm Nghi ra đời từ đầu niên khóa 1957-1958 là không chính xác, điều này cũng thông cảm cho các thầy về sự thông tin chênh lệch do tuổi tác hiện giờ đều trên 80, còn văn bản lưu trữ lại thất lạc [2,7] Thầy Lê Nguyên Diệm điều hành trường cho đến hết niên khóa 1958- 1959 thì được đổi vào Nha Trang, làm Hiệu trưởng trường Trung học Võ Tánh, [7] Năm 1959, thầy Hồ Văn Lê về làm hiệu trưởng.

Hình 2 . Tập thể GS Trường TH Hàm Nghi năm 1968

Dưới thời Thầy Lê làm Hiệu trưởng, trường Trung học Hàm Nghi đã đi vào hoàn chỉnh với 20 lớp đệ nhất cấp. Đầu năm 1964, Thầy rời trường Hàm Nghi để làm Hiệu trưởng Trung học Nguyễn Tri Phương bên hữu ngạn sông Hương, bấy giờ đã trở thành một trường đệ nhị cấp. Sau này thầy định cư ở Mỹ và mất ngày 17-5-2007 [6,7]. Năm 1964, thầy Nguyễn Đình Phiên về làm hiệu trưởng thay thầy Hồ Văn Lê. Bấy giờ Huế mới chỉ có ba trường đệ nhị cấp (cấp 3) công lập là Quốc Học, Đồng Khánh và Nguyễn Tri Phương. Trường Hàm Nghi lúc đó đã có đến 22 lớp đệ nhất cấp (cấp 2) nên có lý do chính đáng để đề nghị phát triển thành đệ nhị cấp. Bộ Giáo Dục chấp thuận và trường Hàm Nghi bước vào kỷ nguyên đệ nhị cấp vào niên khóa 1964-1965 với 3 lớp đệ tam đầu tiên [2] .

Thầy Võ Văn Dật làm Giám học bên cạnh còn có Thầy Lê Hiếu Kính làm Tổng giám thị từ năm 1959 cùng các Giám thị là các thầy Lê Đình Châu, Võ Bá Sắc,Tôn Thất Phổ, Võ Đình Toại, Nguyễn Văn Đại . . .Về phía văn phòng thì có thầy Đinh Văn Tùng, Tham sự học chánh, làm văn phòng trưởng, và các thư ký là thầy Nguyễn Văn Thỉnh, phụ trách kế toán (không những cho trường Hàm Nghi mà còn ba trường phụ thuộc khác nữa là Tây Lộc, Hương Thủy và Gia Hội). Lê Văn Tìm, cô Nguyễn Thị Hội, và các thầy Lê Văn Tìm, Trương Như Phỉ, Nguyễn Thố, Trương Văn Khuê v.v. [5,7]

Trường cũng được Bộ Giáo Dục đã chuẩn cấp cho trường một phòng thí nghiệm khoa học, giáo sư Lê Viết Chân phụ trách tổ chức và quản thủ. Cơ sở vật chất được xây phía bờ thành chạy dọc theo đường Đinh Bô Lĩnh, theo đúng qui cách của phòng thí nghiệm với hệ thống điện nước phù hợp. Giáo sư Lê Viết Chân vào Sài gòn nhận thiết bị, khi về phải mất hơn tháng trời mới bố trí xong để đưa vào hoạt động. Phòng thí nghiệm không những quản lý các dụng cụ , thiết bị khoa học và các hóa chất mà còn cả học cụ cho các môn khác nữa, như các bản đồ, tranh vẽ ….

Cả thầy lẫn trò đều thích thú với trang bị mới này vì giúp việc dạy và học sống động và cụ thể hơn [5,7] Trường cũng có phòng Y tế, có nhân viên phụ trách phát thuốc hàng ngày, có bác sĩ đến khám bệnh cho học sinh hàng tuần [5]. Điều đáng nói nhất là Phân Hội Phụ Huynh Học Sinh (PHPHHS) đã hoạt động rất tích cực và hiệu quả, mang lại rất nhiều lợi ích cho trường, nghĩa là cho chính con em học sinh. Vì sĩ số học sinh tăng nên trường được cấp thêm ngân khoản để phát triển phòng ốc. Dãy nhà trệt bên trái được xây thêm [5,7](hình 2) Năm 1969, thầy Nguyễn Đình Phiên chuyển vào Bộ Giáo Dục và sau 1975 thầy định cư ở Mỹ và mất ngày 1-5-2013,[5,7] Thầy Võ Văn Dật làm Quyền Hiệu trưởng từ mùa thu năm 1969 đến tháng 2 năm 1970 chuyển lên làm Thanh tra Giám sát viện ở Sài Gòn và sau này cũng định cư ở Mỹ, hiện đang sống tại San Jose và là một nhà văn, nhà nghiên cứu về Huế nổi tiếng với bút hiệu Võ Hương An. [1,7,8] Thầy Nguyễn Duy Khác lên làm hiệu trưởng từ tháng 2 năm 1970 và Thầy Trần Đức Võ làm Giám Học từ đó cho đến 30/4/1975. Từ năm 1972 có thêm các vị phụ tá Tổng giám thị Thầy Võ Văn Đồng (còn gọi là Phó tổng giám thị), và phụ tá giám học Thầy Nguyễn Đắc Dương (Phó Giám học).

Công việc điều hành ban ngày, ban đêm, các lớp tráng niên, ngoài Hiệu trưởng, còn có thêm giáo sư Tổng giám thị Thầy Lê Chí Tế [2] Trong năm 1970, tên lớp được thay đổi: lớp đệ thất gọi là lớp sáu, đệ lục là lớp bảy… đệ nhị là lớp mười một (thi lấy bằng Tú Tài I), đệ nhất là lớp mười hai (thi Tú Tài II). Niên khoá 1970-1971 mở thêm lớp sáu. Phân Hội Phụ huynh học sinh của trường đã xây thêm hai phòng học trong hai niên khoá. Ngoài ra, từ nguồn ngân sách, Trường cũng xây thêm hai phòng học nữa và một thư viện có kiến trúc mái kiểu cổ cho phù hợp chung với trường (do Cô Minh Tâm làm Quản thủ Thư viện).[2] Niên khoá 1972-1973, trường Hàm Nghi trở thành Trường Trung học Tổng hợp của Huế. Trong giai đoạn đầu, trường thâu nhận thêm nữ sinh ở đệ nhị cấp: chỉ ở một số lớp mười hai A, sang năm 1973-1974 mới nhận nữ đủ từ lớp 10, 11, 12 gồm các lớp ban A (Vạn vật, Hóa) và ban B (Toán, Lý) với các lớp (A1,A2,A3– B1, B2, B3) từ trường Nữ Thành Nội. Được biết trong thành nội lúc đó còn có Trường Nữ Thành Nội, Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, Trung Học Tây Lộc, Trường Trung Học Tư Thục Bồ Đề Thành Nội [2,7] Để tưởng thưởng những học sinh giỏi, có hạnh kiểm tốt, hàng năm nhà trường có tổ chức lễ phát phần thưởng rất long trọng với phần thưởng danh dự toàn trường về học gỉỏi, hạnh kiểm, sinh hoạt hiệu đoàn, hiếu học của tổng thống, phu nhân tổng thống, thủ tướng, phó thủ tướng và bộ trưởng giáo dục tặng và từ danh dự, ưu hạng, hạng 1 đến hạng 3 và hiệu đoàn của lớp do trường và PHPHHS Trường trao tặng. Bên cạnh đó hàng năm chính phủ đều có cấp học bổng hổ trợ hàng tháng cho một số học sinh nghèo học giỏi, tạo nhiều điều kiện cho những học sinh giỏi có hạnh kiểm tốt nhà nghèo vươn lên [11]. Một điểm nổi bật của Trường là kết qủa học tập của học sinh Trung Học Hàm Nghi luôn có kết qủa tốt và xuất sắc. Kết thúc đệ nhất cấp phải thi lấy bằng Trung học đệ nhất cấp, kỳ thi nầy đến năm học 1966-1967 mới bỏ. Lên học đệ nhị cấp đến lớp đệ nhị (lớp 11) phải thi tú tài I thi đậu mới học tiếp lớp đệ nhất (12). Thể lệ này đến niên khóa 1972-1973 bỏ thi tú tài 1, chỉ thi một đợt tú tài sau học lớp 12 thi viết nhưng niên khóa 1973-1974 thi trắc nghiệm IBM. Học sinh Hàm Nghi có tỷ lệ đỗ tú tài I và II rất cao, có năm tỷ lệ đỗ 85% như năm 1973, có 1 hạng Ưu ban B nằm trong số 4 người đỗ hạng Ưu trên cả nước, đặc biệt năm 1974 thi tú tài IBM có 3 Tối Ưu (Ưu Ban Khen) và Ưu rất nhiều chiếm cao nhất Huế. PHPHHS đã thưởng cho mỗi học sinh đậu Tối Ưu 10.000 đồng hồi đó rất giá trị cùng thư khen tặng. Tỷ lệ học sinh đỗ vào Đại Học Kỷ sư Phú Thọ Sài Gòn, Y Khoa Huế hàng năm cũng ở mức cao nhất[5,10], người ta cho là nhờ mạch đất kinh kỳ, khi triều đình chọn cuộc đất xây Quốc Tử Giám và Di Luân Đường đã nhắm đến hướng phong thủy đại phát, nhưng có một điều thực tế là nhờ công sức lớn lao về kỷ cương nền giáo dục đào tạo chuẩn mực và lòng đam mê cố gắng giảng dạy học tập của tập thể giáo sư và học trò. Thế hệ thầy trò cựu giáo sư (CGS) và cựu học sinh (CHS) 1955-1975 thực sự rất hảnh diện về điều đó..[5,6] Về thể chất và các hoạt động ngoại khóa. Trường có huấn luyện viên chuyên môn để dạy thể dục và các môn thể thao phổ thông như bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền, những năm đầu 60-70 vào học thể dục ở sân đại sảnh trong đại nội [5].Trước sân trường có 1 sân đá banh và 2 sân cỏ có thể làm sân đá banh nhỏ, hàng năm thành phố Huế đều có tổ chức giải thể thao học đường giữa các trường trung học, thì trường Hàm Nghi vẫn đoạt nhiều cúp, nỗi bật là bóng đá vào chung kết với trường Trung học Nguyễn Tri Phương bất phân thắng bại, cuối cùng ban tổ chức trao luôn 2 cúp đồng vô địch tại sân vận động Tự Do Huế, [5]. Về tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, học sinh các trường đều có tổ chức lễ hội, đặc biệt năm 1969 trường Hàm Nghi tái diễn trận Bạch Đằng Giang của Trần Hưng Đạo trước bến Văn Lâu rất ấn tượng do Thầy Võ Văn Dật làm đạo diễn. Cũng có thuyền rồng, cũng có áo mão cân đai, cọc nhọn, gươm giáo, trống trận rộn ràng. Sân khấu là đoạn sông Hương trước Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu. Đa số quan khách VIP chọn Câu lạc bộ Thể thao làm khán đài và bên này bờ sông Hương thì người xem gồm đồng bào và học sinh các trường tập trung dọc bờ sông. Quân hai bên đã giao chiến trên sông kịch liệt trong tiếng reo hò và tiếng trống thúc quân, ngó như thiệt, dĩ nhiên là quân địch phải thua chạy dài.[5,7,9]. Đặc biệt về văn nghệ với những đêm cấm trại trong sân trường có đốt lửa trại và ca hát sôi nổi, đặc biệt trường Hàm Nghi đã có bài ca hiệu đoàn với bài hát “Hàm Nghi Hành Khúc” do nhạc sĩ Văn Giảng (Ngô Văn Giảng) sáng tác như thôi thúc ‘Ta là học sinh Hàm Nghi,,, ta vui siêng năng vang danh trường ta”. Một nhạc sĩ nổi tiếng tài ba cũng là bậc thầy kỳ cựu dạy nhạc của trường Hàm Nghi [2]. Từ những năm 1970, ngoài việc mỗi lớp có báo tường, toàn trường đã in thành tập san Hàm Nghi như tờ Ra Khơi, do sự đóng góp bài vở của các thầy các cô và của học sinh đã đem lại cho nhà trường một tiếng vang lớn. [2,6] Đặc biệt, từ 1973-1974, với nhu cầu học hỏi của tráng niên, trường mở các lớp ban đêm. Như thế song song với dạy ban ngày, Hàm Nghi có thêm một trường ban đêm. Đây cũng là trường duy nhất mở ra học ban đêm song song với Trường Bách Khoa Bình dân Huế.[2] Niên khoá 1974-1975 trường được vinh dự làm lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường để ôn lại nhắc nhở truyền thống giáo dục đào tạo của nhà trường, bên cạnh học sinh ngoài công lao dưỡng dục của cha mẹ còn có công lao giáo dục của các thầy cô, học tập về lòng yêu nước kiên cường, tấm lòng tôn sư trọng đạo của Vua Hàm Nghi.[2] Trường cũng quyết định dựng tượng vua Hàm Nghi trước cổng trường do Điêu khắc gia Nguyễn Thanh, xuất thân từ Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, sáng tác, được đúc bằng đồng pha thành đen do thợ Phường Đúc danh tiếng ở Huế đảm trách.[2](hình 3) Rất tiếc sau khi thống nhất đất nước, chính quyền tiếp quản đã hạ bệ tượng Vua Hàm Nghi xuống và tên trường bị xóa mất, sau đó trường được trưng dụng làm Viện Bảo Tàng Chiến Tranh với xe tăng đại bác đặt ở bãi cỏ trước sân trường. Học sinh các lớp đệ nhị cấp được chuyển qua trường Hưng Đạo học cho hết niên khóa 74-75, sau đó chuyển tiếp về trường Đoàn Kết thành lập từ trường Thiên Hựu, còn học sinh đệ nhất cấp được chuyển về trường Thống Nhất thành lập từ trường Bồ Đề Thành Nội... Hiện các thế hệ cựu học sinh (CHS) Hàm Nghi 1955-1975 có mặt khắp nơi ở trong nước và trên thế giới, thể hiện nhiều tài năng, giử những chức vụ quan trọng, là những GS, PGS, TS, bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, nhạc sĩ nổi tiếng, những nhà giáo nhân dân, nhà văn, những doanh nghiệp tài ba hay dù chỉ là những công nhân bình thường đều có những đóng góp phần công sức xây dựng đất nước. Tuy nhiên tất cả CGS, CHS Hàm Nghi ngày nay đa số tuổi cũng đã xế chiều, nhưng đều có chung một tâm hồn luôn hướng về mái trường uy nghiêm cổ kính tràn đầy kỷ niệm thời hoa niên với nỗi đau đáu về ngôi trường vẫn còn đó nhưng thực tế thì vắng bóng thầy cô và học trò mà được dùng cho một mục đích khác, mà đa số các phòng học cửa đóng then cài. Bên cạnh đó cũng đã có nhiều thầy cô, bạn bè đã và đang rơi rụng dần thành người thiên cổ không được một lần về thăm trường cũ. Tại nước ngoài năm 2007, nhiều CGS và CHS Hàm Nghi 55-75 đã có cuộc họp mặt ở Westminster nam California Hoa Kỳ, trong số đó, giờ đây nhiều người đã rời cõi tạm [7,9],.(hình 9) Trong nước Các CHS Hàm Nghi tại Huế đã tổ chức thành công hai lễ hội họp mặt kỷ niệm 60 năm (2015) và đặc biệt 65 năm vừa qua thật hoành tráng hạnh phúc tại khuôn viên Trường Trung Học Hàm Nghi, Quốc Tử Giám cũ, Trong các ngày 11, và 12-7-2020 hơn 700 CGS và CHS 1955-1975, những người đã sống tuổi thanh xuân với trường Trung Học Hàm Nghi, giờ tóc đã bạc màu, sức đã yếu, vẫn cố gắng quay về xin phục dựng lại tượng vua HÀM NGHI để chụp một tấm hình lưu dấu hoài niệm, cùng nhìn ánh lửa trại bập bùng, cùng nhảy hát ca vang hành khúc Hàm Nghi hùng tráng, cùng nhìn lại mái trường rêu phong, căn phòng học trống rỗng và tựa người bên khung cửa để nhớ về một tuổi thơ hồn nhiên được ước mơ và nghịch ngợm của 65 năm kỷ niệm ngày thành lập Trường. (hình 5,6)

Những người ở xa không về được thì theo dõi online và cùng trao đổi bạn bè cho vơi đi nỗi nhớ của tuổi học trò. Đặc biệt trong dịp này, sáng ngày 13-7-2020 đã có 200 CGS, CHS cùng về Tân Sở, Cam Lộ ,Quảng Trị dự lễ khai trương đền thờ Vua Hàm Nghi và các Tướng sĩ Cần Vương cùng với khai trương Dấu Ấn Về Nguồn "Phù điêu Tượng Vua Hàm Nghi” do thầy trò CGS, CHS trường Hàm Nghi đồng phụng lập. (hình 7) Tại thành phố Hồ Chí Minh các CHS HN đã thành lập Ban Liên Lạc CHS HN Huế tại Sài Gòn (SGN) từ những năm 1999, là một Ban Liện Lạc hoạt động rất mạnh quy tụ nhiều CHS HN tại SGN và từ các tỉnh lân cận cùng tham gia, hằng năm đều tổ chức họp mặt rất đông CGS và CHS HN tham dự và hàng năm cũng ra tập san Hàm Nghi Yêu Dấu từ năm 2004 đến nay đã số 17 với nhiều bài viết rất đặc sắc. Ở Huế các thầy trò CHS HN cũng quy tụ tập hợp “Người Hàm Nghi” sinh hoạt đều đặn mỗi đầu tháng trong đượm tình thầy trò bè bạn rất nồng ấm. Các tỉnh đều có Ban liên lạc địa phương và đã tổ chức các cuộc gặp “Dấu ấn Hàm Nghi” hàng năm hội tụ các CGS, CHS tại các tỉnh thành khác nhau gặp mặt hàng năm. Tuy nhiên dù bất kỳ ở đâu, tất cả CGS, CHS Hàm Nghi vẫn canh cánh một nỗi đau tinh thần lớn lao khi ngôi trường xưa cổ kính với biết bao kỷ niệm không còn. Mặc dù chỉ tồn tại 20 năm 1955-1975, nhưng các CGS và CHS đã làm vang danh tên trường Hàm Nghi nổi tiếng trong tình cảm và sự tin yêu của người dân Huế. Chính vì vậy tập thể thầy trò CHS Hàm Nghi 55-75 luôn tự hào và có nguyện vọng thiết tha được tái lập trường trong khuôn viên Quốc Tử Giám cũ, mà tên Ngài đã ăn sâu trong tâm khảm, một vị Vua yêu nước thương dân, tôn sư trọng đạo, đầy khí phách anh hùng. Người mở đầu cho phong trào Cần Vương lập nên trang sử đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc.. Dưới sự vận động của một số CHS Hàm Nghi 55-75, sau 30 năm bị giải thể, ngày 14/7/2005, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Cao đã ký quyết định thành lập Trường Trung Học Cơ Sở Hàm Nghi (cấp 2) tại số 41 đường Thái Phiên, phường Tây Lộc, thành phố Huế. [hình 4]. Mặc dù CHS Hàm Nghi Huế hàng năm đều có tổ chức cấp học bổng và phần thưởng cho các thế hệ học sinh con cháu ở trường này nhưng xem ra vẫn chưa đúng mức vì nói thật lòng nguyện vọng thiết tha xin tái lập trường Trung học Phổ Thông Hàm Nghi (cấp 3) về chốn cũ vẫn còn là một ước nguyện lớn lao. Một tiến bộ lớn mà tất cả người dân Huế ở xa gần đều vui mừng là vào tháng 5-2020, Viện Bảo Tàng Lịch sử Chiến Tranh được di dời, trả lại nét yên bình của chốn kinh thành cố đô, di sản văn hóa của thế giới. Ngày nay, danh tiếng của Ngài đã được lịch sử ghi nhận nên không chỉ có Huế cho mở lại trường THCS Hàm Nghi sau 30 năm (2005), thì hiện nay đã có nhiều Trường mang tên Hàm Nghi khắp cả nước từ cấp 1, cấp 2, đến cấp 3 bao gồm:

• Hai trường THPT Hàm Nghi (cấp 3); một THPT Hàm Nghi tại huyện Hương Khê Hà Tĩnh được mang tên Hàm Nghi từ năm 2003. Hương Khê là địa danh nơi nhà vua ban chiếu Cần Vương lần 2. Một trường THPT Hàm Nghi (Tư Thục) tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh (2015);
• 4 trường THCS Hàm Nghi gồm Trường THCS Hàm Nghi Tây Lộc 2005 ở Huế nói trên, 2 trường THCS Hàm Nghi ở Tây Nguyên gồm: trường THCS Hàm Nghi ở thôn 6 xã Cưê bur, Ban Mê Thuột thành lập năm 1995, trường THCS Hàm Nghi ở làng Măng La xã KnoK Bat, thành phố Kontum năm 2009 và trường THCS Hàm Nghi ở xã Ninh Phước thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa năm 2002,
• 4 trường Tiểu Học Hàm Nghi gồm 2 cơ sở 1 và 2 tại Đông Hà, 1 tại Đà Nẵng, 1 ở Long Xuyên An Giang (hình 8 ) Chính vì vậy càng có nhiều hy vọng Huế sẽ tiếp tục đổi mới để mãi là cõi đi về, và Trường Trung Học Hàm Nghi (cấp 2 & 3) danh tiếng ngày nào sớm lại trở về chốn cũ hồn xưa!!!

` Chính vì vậy, vào mùa thu năm 1955, Trường Trung học Thành Nội ra đời với cơ sở giảng dạy tại Bộ học (cũ) trước mặt vườn hoa Tôn Nhơn Phủ (sau là Ty tiểu học,.nay là công ty sách và thiết bị trường học Hàn Thuyên) [2,5,7]

Hình 3. Trường TH Hàm Nghi tháng 2/ 1975

Niên khóa đầu tiên 1955-1956, lúc đầu trường có 4 lớp đệ thất và một lớp đệ lục từ trường Nguyễn Tri Phương chuyển sang, sĩ số là 275 học sinh. Hiệu trưởng đầu tiên là Thầy Nguyễn Hữu Hoằng và thầy giám thị Phan Thanh Tuấn.. Các thầy Hồ Đăng Hiếu, Lê Oanh, Ngô Văn Giảng… là những giáo sư “tiền hiền” của trường [2,7].

Niên khóa đầu tiên 1955-1956, lúc đầu trường có 4 lớp đệ thất và một lớp đệ lục từ trường Nguyễn Tri Phương chuyển sang, sĩ số là 275 học sinh. Hiệu trưởng đầu tiên là Thầy Nguyễn Hữu Hoằng và thầy giám thị Phan Thanh Tuấn.. Các thầy Hồ Đăng Hiếu, Lê Oanh, Ngô Văn Giảng… là những giáo sư “tiền hiền” của trường [2,7].

Trong triều đại nhà Nguyễn khi vừa lên ngôi vua Gia Long đã cho xây dựng Trường Quốc Tử Giám (chữ Hán: 國子監) , còn gọi là Đốc Học Đường vào năm 1803 tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà (cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, nằm cạnh Văn Miếu. Đó là trường đại học quốc gia đào tạo nhiều hiền tài sĩ tử cho nước nhà [1]. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong kinh thành , phía Đông Hoàng thành, tại vị trí hiện nay với Di Luân Đường dựng lên bằng xác nhà Minh Trung Các trong cung Bảo Định (đã triệt giải)

Đầu niên khóa 1956-1957, trường Trung học Thành Nội được dời về khuôn viên Quốc Tử Giám đang bỏ trống và chính thức mang tên Một Vị Vua Yêu Nước với cuộc đời đầy thăng trầm: đó là Trường Trung Học HÀM NGHI. Thầy Lê Nguyên Diệm làm Hiệu trưởng cùng với thầy Giám thị Võ Khắc Yêm. Điều này được khẳng định qua các lời kể và một số văn bản còn lưu của một số Thầy và các học sinh từ năm học đầu tiên của trường Thành Nội như Thầy Lê Oanh và các cựu học sinh (CHS) Hàm Nghi niên khóa đầu tiên 1955-1956 gồm các Thầy Tôn Thất Khiêm, Phạm Văn Lâm học đệ lục, thầy Ngô Hữu Phước, Ngô Minh Giám, Trần Văn Biên, Lê Thúc Thái... học đệ thất và Thân Trọng Sơn học đệ thất niên khóa 1956-1957.[4,10,12] Thầy Lâm Tuyền xác nhận nửa năm cuối 1956 thầy về dạy tại trường Trung Học Hàm Nghi ở tại Quốc Tử Giám (hình 11).

Link xem thêm bài:
VUA HÀM NGHI VÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC HÀM NGHI-QUỐC TỬ GÍAM HUÊ. MÃI LÀ DẤU ẤN KHÔNG PHAI MỜ.
https://www.facebook.com/huy.tran.940436/posts/10214574280589909

Tài liệu tham khảo:

  1. Võ Hương An, Từ điển nhà Nguyễn , California, 2012, tr.434-435, tr.526.
  2. Nguyễn Duy Khác. Lịch sử Trường TH Hàm Nghi. Kỷ niệm 20 năm thành lập trường. 1975. https://www.facebook.com/HamNghiHue/posts/332440873504374/
  3. Lê Khắc Quảng. Người Hàm Nghi không biên giới. Hàm Nghi yêu dấu số 15;2017;60-65
  4. Nghị định số 3019 và 429 ND/NV ngày 9-12-1955. Về phân bổ ngạch trật của GS Lê Oanh. Bản sao do Thầy Hiệu Trưởng Trung Học Hàm Nghi Huế Lê Nghiêm Diệm ký
  5. Nguyễn Đình Phiên. Những kỷ niệm khó quên trong đời giáo dục. Hàm Nghi yêu dấu số 15;2017;4-11
  6. BBT Hàm Nghi yêu dấu 15. Bản tin cũ ngày đó. Hàm Nghi yêu dấu số 15;2017;12-14
  7. Võ Văn Dật/Võ Hương-An. Nhớ về các vỊ Hiệu Trưởng tiền nhiệm. Hàm Nghi Yêu Dấu số 17 2019;7-21
  8. Võ Văn Dật-Võ Hương An. Hàm Nghi, những mảng ký ức rời (FB Thất Quỳnh Bằng Tôn-65 năm HN Huế)
  9. Thân Trọng Tuấn. Nhớ mái trường xưa. NK 62-69. hantrinhomhue.com/2019/07/12/nho-mai-truong-xua-than-trong-tuan/#comments
  10. Trần Viết Hiếu. 65 năm Hàm Nghi.15-5-2015.FB cá nhân
    https://www.facebook.com/groups/590564547715585/permalink/674219219350117
  11. Lễ phát phần thưởng trường THHN 1970-1971. 60 năm Trường Hàm Nghi Huế 2015;20-21.
  12. Thông Tín Bạ. Giữa gia đình và học đường. Đệ nhất cấp. Học sinh. Trần Văn Biên Trường TH Thành Nội 55-56. đệ thất 4. TH Hàm Nghi đệ lục B4 1956-1957; đệ ngũ B4 1957-1958; đệ tứ B4 1958-1959.
    Link xem hình ảnh về trường Hàm Nghi 

https://www.facebook.com/491505280919756/posts/4107392919330956/ Hình mới chụp của Đặng Thị Nga 8/2020 

https://www.facebook.com/100003482190213/posts/3104405403018836/

Tác giả: Trần Văn Huy* *CHS Trường TH Hàm Nghi NK 1967-1974. ĐH: BMT

Logo Họ Nguyễn
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Họ Nguyễn
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Thăm dò ý kiến

Ban biết gì và lịch sử Trường Hàm Nghi Huế?

Thống kê
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay3,204
  • Tháng hiện tại86,068
  • Tổng lượt truy cập218,203
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi