Lời nói đầu trong cuốn Hồi ký của Thầy Lê Hiếu Kính

Thứ hai - 19/11/2007 20:00
Trong giai đoạn này, vấn đề giáo dục nước nhà đang được xã hội và dư luận quan tâm đến nhiều như đạo đức người thầy, phương pháp giáo dục... Viết hồi ký và phát hành là việc làm cần được khuyến khích, tuy là riêng tư nhưng phản ánh một phần nào những thời khắc lịch sử, những hoạt động giáo dục, xã hội và tâm tư trăn trở của một cá nhân, một phần tử tất yếu của xã hội.

Cuốn hồi ký này được tóm lược từ hàng trăm quyển nhật ký được viết từ những năm 1930 cho đến 1970 của một học trò không xuất sắc nhưng chịu khó, một giáo sinh năng động, một người thầy giáo tiểu học tận tâm, một người viết sách giáo khoa Việt ngữ tận tuỵ, một Tổng Giám thị trường trung học nghiêm mà từ, một Hướng đạo sinh xốc vác, một huynh trưởng Hướng đạo xông xáo, một người con hiếu thảo, một người cha gương mẫu của mười đứa con và một người công dân sống có nghĩa tình và trách nhiệm.

 

Cuốn sách đã hoàn thành hơn mười năm tuy chưa đi cùng hết cuộc sống của người viết (mất năm 1996), gia đình trộm nghĩ nên giới thiệu rộng rãi cho những ai có quan tâm đến sự nghiệp giáo dục để ôn cố tri tân, đến các em học sinh sinh viên, đặc biệt các em đã có ý định theo đuổi nghề giáo cũng như các thầy cô giáo, các giới chức trong ngành giáo dục, với hy vọng tâm huyết của một người thầy, một người cha, một công dân sẽ được đón nhận dù chỉ là ghi nhớ một câu châm ngôn như: “Giáo dục không có tình thương như xây thành không vôi hồ”; “Học đi đôi với hành”… hay lấy thiên nhiên và lao động tập thể làm trọng để giáo dục con người như các sinh hoạt Hướng đạo.

 

Chúng tôi giữ toàn bộ nguyên bản của hồi ký, chỉ thêm các đề tựa nhỏ để bạn đọc tiện theo dõi và hạn chế các chi tiết hơi riêng tư. Tuy vậy cũng mong sự tha thứ cho những thiếu sót và đụng chạm vô ý xảy ra.

 

Đợt phát hành đầu tiên, chi phí sẽ do gia đình và thân hữu đóng góp, nếu được sự ủng hộ của bạn đọc và các nhà hảo tâm thì phần thu được sẽ là nguồn nhỏ tài chánh để có những học bổng cho các em học sinh sinh viên nghèo hiếu học như để nhớ lại thời quá khứ có lúc rất cơ cực của tác giả và động viên các em khó khăn, Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học sẽ quản lý số học bổng này để trao lại cho các em như đã làm trong hai năm ( www.huehieuhoc.com).

 

Rất mong được sự ủng hộ và giới thiệu cuốn hồi ký này đến nhiều người đọc. Gia đình và Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học chân thành cám ơn Giáo sư Tiến  sĩ Giáo dục Dương Thiệu Tống tuy tuổi cao sức yếu đã dành thời gian quý báu để đọc qua và viết lời tựa, các thân hữu đã góp phần vào cung cấp tài liệu (các phụ lục, hình ảnh …), công sức cho việc xuất bản.

 

Tháng 9 năm 2007.

 

Gia đình Thầy Lê Hiếu Kính và Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học.

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu trường THCS Hàm Nghi

Huế vốn là kinh đô xưa và là Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế - Xã hội của đất nước. Nhắc đến Huế là nói đến vẻ trầm mặc cổ xưa của đền đài lăng tẩm, cung điện với bao đời vua chúa, với bao lẻ thăng trầm thịnh suy... Trong số những 9 vị Chúa và 13 vị Vua đời nhà Nguyễn có ai không biết...

HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Logo Họ Nguyễn
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Họ Nguyễn
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Thăm dò ý kiến

Ban biết gì và lịch sử Trường Hàm Nghi Huế?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi